Bố mẹ ly hôn không là cái cớ, nữ sinh đi làm thêm và săn tiền thưởng từ vô số cuộc thi

Diễm My đan len nhiều sản phẩm để kiếm tiền tự đóng học phí, học thêm và các khoản khác ở trường – Ảnh: HOÀNG TÁO

Bố mẹ ly hôn và đều có gia đình riêng, 12 năm qua Diễm My sống cùng ông bà ngoại tại thôn Minh Chính, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Mục tiêu chính vẫn phải là học tốt, còn làm thêm chỉ để phụ một phần sinh hoạt phí. Mình phải học được thêm điều mới nên nếu không săn được học bổng, mình sẽ nhờ mẹ vay tiền đi học.

NGUYỄN THỊ DIỄM MY

Đóng học phí từ tiền thưởng

Diễm My dáng người mảnh khảnh, nụ cười tươi rói và đôi mắt sáng. Với kết quả học tập của mình, khả năng cao My trúng tuyển ngành marketing Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng).

Ngay từ khi học lớp 10, với tiền các giải thưởng cộng với tiền làm thêm, My đã tự lo học phí và cả tiền học thêm cho mình. Cuối lớp 9, My tham gia cuộc thi sáng tạo trẻ với đề tài gạch lát xanh từ rác thải nhựa. Đề tài này mang về cho bạn giải nhất cấp tỉnh, giải khuyến khích quốc gia được công bố khi My vừa vào lớp 10. Đó là khoản tiền thưởng đầu tiên tiết kiệm được.

Bộ sưu tập giải thưởng của Diễm My được làm dày thêm với giải học sinh giỏi môn hóa cấp tỉnh, “Học sinh 3 tốt” cấp trung ương, Gương mặt trẻ tiêu biểu tỉnh Quảng Trị, học sinh có điểm tổng kết cao nhất Trường THPT Lê Thế Hiếu cả ba năm THPT. Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết cô bé hạt tiêu ấy còn đoạt giải chạy và nhảy xa hội khỏe phù đổng của trường.

Đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, My nhận bằng khen của UBND tỉnh và tiền thưởng. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cùng trường thưởng 1,6 triệu đồng. Bạn khoe tiền thưởng nhiều nhất từ cuộc thi sáng tạo trẻ.

“Tiền thưởng mình tự giữ hoặc gửi mẹ, khi nào có việc mẹ sẽ đưa lại. Học phí với các khoản thu của nhà trường mỗi năm khoảng 2 triệu đồng, học thêm mỗi tháng 650.000 đồng nữa mình đều tự đóng từ các khoản tiền thưởng này” – My cho hay.

Sẵn sàng nhường học bổng Tiếp sức đến trường cho bạn xứng đáng hơn

Diễm My nói rất khát khao được nhận suất học bổng Tiếp sức đến trường. Khoản tiền ấy sẽ giúp bạn rất nhiều chi phí ban đầu. Tuy nhiên, nếu có bạn khác xứng đáng hơn, My sẵn sàng nhường lại. “Mình sẽ nỗ lực học để có học bổng của nhà trường. Theo mình biết một khoa chỉ một vài bạn nên phải gắng hết sức” – My quyết tâm.

Trên bàn học, tờ giấy nhỏ chi chít chữ và các con số. Đó là những thứ Diễm My tạm kê ra cần mua như đồ dùng nấu ăn, tiền ăn, tiền trọ, học phí… và cố co kéo sao cho ra con số thấp nhất có thể. My dự tính ở chung phòng chia tiền trọ với bạn, đã xin vào làm thêm ở quán ăn vặt ca 6 tiếng, tiền công mỗi tháng khoảng 2 triệu đồng.

Trước đó, My mượn xe máy của bạn, trải nghiệm hai tuần đi giao đồ ăn ở Đà Nẵng. Chẳng may xe hư rồi đông shipper quá nên có ngày chỉ kiếm được 24.000 đồng. 

Ngồi kế bên, ông ngoại Hoàng Văn Dương (60 tuổi) kể khi bố mẹ My ly hôn, ông bà đón hai cháu ngoại về nuôi, em gái My lúc đó mới 1 tuổi.

Căn nhà của My cách nhà ông bà ngoại vài bước chân nhưng vắng lạnh vì không người lui tới. Ba năm trước, con trai xây tặng cha mẹ căn nhà để ở lúc tuổi già. Ông Dương khoe mình có nhiều cao su nhưng đã bán hết để nuôi các con, nên giờ chỉ còn mảnh vườn trồng rau nuôi gà, không làm gì ra tiền.

Thầy Nguyễn Đăng Phong – giáo viên chủ nhiệm lớp 11 và 12 của Diễm My – khen cô học trò sống rất tình cảm, hòa nhã nên rất được thầy cô, bạn bè quý mến. My không chỉ học tốt nhất trường mà còn tham gia công việc tập thể năng nổ. 

“Bạn hy vọng sẽ tìm được công việc ở một công ty truyền thông sau khi tốt nghiệp ĐH để có thể phụ lo cho ông bà và em đi học” – thầy Phong nói.

Tiết kiệm được 5 triệu đồng dành nhập học

Một năm trước, Diễm My bắt đầu đan len thú nhồi bông để bán trên mạng. Bạn đan những con thú nhỏ nhắn, chữ cái làm móc khóa, rồi đan khăn và cả áo len. Mỗi thứ bán từ 40.000 – 300.000 đồng cũng giúp bạn tự trang trải tiền học và bỏ heo tiết kiệm.

My kể có đợt đơn hàng theo “hot trend” phải thức đến nửa đêm hoặc tranh thủ giờ giải lao đan tại lớp mới kịp giao hàng. Dù vậy, bạn vẫn giữ phong độ ổn định với điểm tổng kết cả ba năm cấp III luôn trên 9 vì nắm vững kiến thức ngay tại lớp về nhà coi lại bài là được. “Mình bỏ heo được khoảng 5 triệu đồng để chuẩn bị nhập học” – My cười tiết lộ.

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” – như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Tiếp sức đến trường: Mẹ nhận mình cả đời thất học, con gái điểm thi hạng 26 toàn tỉnh Quảng Trị- Ảnh 4.

Mời bạn quét mã QR này để đăng ký, giới thiệu tân sinh viên khó khăn cần tiếp sức đến trường. Chương trình nhận thông tin đến hết ngày 20-9-2024

Tân sinh viên đăng ký trực tuyến ứng tuyển học bổng Tiếp sức đến trường 2024 tại địa chỉ: http://surl.li/fkfhms hoặc quét mã QR.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” – Công ty CP phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, “Nghĩa tình Phú Yên”; các câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tiền Giang – Bến Tre, Quảng Ngãi và Hội Doanh nhân Tiền Giang – Bến Tre tại TP.HCM, Hội tương trợ và hợp tác Đức – Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam… cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm… cho tân sinh viên.

Tiếp sức đến trường: Mẹ nhận mình cả đời thất học, con gái điểm thi hạng 26 toàn tỉnh Quảng Trị- Ảnh 5.

Đồ họa: TUẤN ANH

Video hướng dẫn cách đăng ký cho tân sinh viên khó khăn cần giúp đỡ, cũng như cách đóng góp cho chương trình

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *