Đối thoại với đại học Việt Nam, nhiều tập đoàn công nghệ hỗ trợ đào tạo nhân lực

Lãnh đạo các trường đại học tham gia tọa đàm “Đối thoại giữa đại học và doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực công nghệ cao” ngày 27-8 – Ảnh: TRẦN HUỲNH

Sáng 27-8, Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp Tổng Lãnh sự quán Mỹ, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản, Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM đồng tổ chức tọa đàm “Đối thoại giữa đại học và doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực công nghệ cao”.

Thiếu kinh phí, cơ sở vật chất và quan hệ doanh nghiệp yếu là trở ngại lớn của các đại học

Phát biểu tại tọa đàm, TS Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho rằng một trong các thách thức để Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 đó chính là nguồn nhân lực.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, nguồn cung nhân lực chuyên môn cao của Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu các ngành công nghiệp công nghệ, thiếu kỹ sư thiết kế chip. Ngành công nghiệp công nghệ cao đòi hỏi tỉ lệ cao hơn lao động có trình độ đại học và được đào tạo trong các lĩnh vực STEM, có thể gấp đôi so với các ngành nghề khác.

Bên cạnh đó Việt Nam đang tụt hậu về nguồn nhân lực và tài chính cho nghiên cứu và phát triển (R&D), thiếu nhiều nhà khoa học và kỹ sư quan trọng để thúc đẩy đổi mới.

“So với các nước trong khu vực, thiếu kinh phí R&D, thiếu cơ sở vật chất và quan hệ doanh nghiệp yếu có thể là những trở ngại lớn đối với các trường đại học và trung tâm nghiên cứu ở Việt Nam.

Trong số các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, tình trạng thiếu kinh phí và thiếu nhân lực R&D trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là những rào cản lớn nhất với chất lượng và kết quả R&D”, TS Andrea Coppola cho biết.

Từ đó đại diện Ngân hàng Thế giới đưa ra khuyến nghị các giải pháp bao gồm sự cam kết nguồn cung từ các cơ sở giáo dục đại học, tăng cường đầu tư R&D, mở rộng quy mô đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực STEM, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

Các ưu tiên phát triển kỹ năng hỗ trợ nâng cấp chuỗi giá trị toàn cầu, trước hết cần xây dựng nguồn cung mạnh các nhà khoa học và kỹ sư trình độ cao. Cần có cam kết bền vững và lâu dài vì xây dựng nguồn nhân lực này đòi hỏi nguồn cung ổn định và đáng kể từ giáo dục đại học, sau đại học và đào tạo thực tế.

Cải thiện đào tạo cho các kỹ thuật viên tay nghề cao. Đồng thời cần mở rộng nguồn cung và giải quyết vấn đề chi phí. Cần đảm bảo đầu tư vào giáo dục đại học, giải quyết vấn đề khả năng chi trả của người học, phải vừa túi tiền. Cần tăng cường sự hỗ trợ cộng đồng để khuyến khích các chương trình đào tạo lại và nâng cao kỹ năng cho người lao động.

Doanh nghiệp đào tạo kiến thức theo tiêu chuẩn của các tập đoàn công nghệ cho sinh viên

Ông Đỗ Đức Dũng, giám đốc bộ phận phát triển phần mềm của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Samsung Việt Nam (SRV), cho biết khi thành lập SRV đã phát hiện số lượng cũng như chất lượng của kỹ sư không đạt như mong muốn.

“Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy cơ hội và điều kiện để các sinh viên này có thêm kiến thức mới, tiêu chuẩn mới của các tập đoàn công nghệ lớn. Chúng tôi đã cung cấp cơ hội, kiến thức và môi trường để sinh viên nắm bắt cơ hội và học tập… 

SRV hiện đang hợp tác đào tạo với các trường đại học những môn học cốt lõi thuật toán ứng dụng và các môn công nghệ chủ chốt như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật, truyền thông đa phương tiện, an toàn thông tin…

Nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao đáp ứng được tiêu chuẩn tuyển dụng, SRV còn có các chương trình thực tập cho sinh viên năm 3 và năm 4; chương trình đào tạo sinh viên học bổng STP; đào tạo lập trình cho các ứng viên tuyển dụng, trước khi chính thức trở thành kỹ sư lập trình của SRV”, ông Dũng chia sẻ.

Trong khi đó, ông Kenneth Tse, tổng giám đốc Intel Việt Nam, cho rằng: “Kiến thức thực tế, điều này quan trọng không kém lý thuyết nên chúng tôi đào tạo kiến thức thực tế rất nhiều. Các trường đại học và doanh nghiệp cần kết hợp tốt để thực hiện việc này.

Với tầm nhìn của Intel Việt Nam là tập trung phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao để có thể giúp đào tạo hơn 50.000 kỹ sư cho tất cả công đoạn của quy trình sản xuất chất bán dẫn vào năm 2030. Đến nay chúng tôi đã ký rất nhiều biên bản ghi nhớ, hợp tác với các trường đại học của Việt Nam.

Đối thoại với đại học Việt Nam, nhiều tập đoàn công nghệ hỗ trợ đào tạo nhân lực - Ảnh 3.

PGS.TS Vũ Hải Quân, giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM phát biểu tại tọa đàm – Ảnh: TRẦN HUỲNH

Trao đổi với các doanh nghiệp, PGS.TS Vũ Hải Quân, giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, cho biết đại học này luôn xem việc hợp tác với doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng để gia tăng nguồn lực, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển.

“Trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu, chúng tôi xác định hợp tác với doanh nghiệp là đòn bẩy để cải tiến chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn; là điểm tựa để các nghiên cứu đi vào ứng dụng thực tiễn”, ông Quân nhấn mạnh.

Sự hợp tác củng cố cam kết xây dựng nguồn nhân lực công nghệ cao

Theo bà Susan Burns, tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM, sự hợp tác giữa các bên ngoại giao, đại học và doanh nghiệp củng cố sự cam kết của tất cả các bên trong việc xây dựng nguồn nhân lực công nghệ cao, kỹ năng cao để thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong tương lai xu hướng công nghệ và số hóa.

Các ngành công nghệ cao và chất bán dẫn tác động lớn đến mọi khía cạnh của nền kinh tế. Chính phủ Mỹ ghi nhận Việt Nam có vai trò thiết yếu trong việc xây dựng chuỗi cung ứng có tính bền vững cho ngành công nghệ cao.

Đối thoại với đại học Việt Nam, nhiều tập đoàn công nghệ hỗ trợ đào tạo nhân lực - Ảnh 4.Việt – Hàn hợp tác đào tạo nhân lực bán dẫn

Chuyến thăm 4 ngày của Thủ tướng Phạm Minh Chính không chỉ “mở ra những chân trời mới” về đầu tư, thương mại mà còn củng cố nền tảng hợp tác đào tạo nhân lực cho ngành bán dẫn.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *