Cho vay 1 triệu, thu 20.000 đồng/ngày có phải là cho vay nặng lãi?

Thế nào là cho vay nặng lãi. Có người cho tôi vay với mức lãi 20.000 đồng/triệu đồng/ngày có phải là cho vay nặng lãi không?

Bạn NGÔ MINH HẰNG (Kon Tum) hỏi.

Luật gia PHẠM VĂN CHUNG (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) trả lời về quy định cho vay nặng lãi như sau:

Luật gia PHẠM VĂN CHUNG

– Theo quy định tại khoản 1, điều 2 nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán TAND tối cao về một số từ ngữ thì “cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 5 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1, điều 468 của Bộ luật Dân sự. Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay”.

Hiện nay, lãi suất cao nhất mà các bên có thể thỏa thuận nêu tại khoản 1, điều 468 Bộ luật Dân sự là 20%/năm.

Do đó được xem là cho vay lãi nặng nếu các bên thỏa thuận mức lãi suất cao hơn 0,27%/ngày. Như vậy, người nào cho vay lãi ngày vượt quá 0,27%/ngày thì bị xem là cho vay lãi nặng.

Áp dụng đối với trường hợp bạn hỏi cho vay với lãi suất ngày là 20.000 đồng/triệu đồng/ngày sẽ tương đương với mức lãi suất là 2%/ngày – gấp 8 lần lãi suất cao nhất được phép cho vay theo ngày theo quy định. Do đó, đây là hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Hành vi cho vay ngày với lãi suất vượt quá 0,27%/ngày thì bị xem là cho vay lãi nặng. Và tùy vào từng trường hợp cũng như mức độ vi phạm mà người cho vay lãi nặng có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

* Về xử phạt hành chính: Có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng theo điểm đ, khoản 4, điều 12 nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ:

“Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỉ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự”.

* Về trách nhiệm hình sự: Người cho vay nặng lãi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” theo điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

“Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Phạm tội thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”.

Như vậy, tùy tính chất và mức độ hành vi, nhất là mức lãi suất cho vay thấp hay cao, mà người có hành vi cho vay lãi nặng theo ngày có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Cho vay 1 triệu, thu 20.000 đồng/ngày có phải là cho vay nặng lãi? - Ảnh 2.

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân – gia đình, kinh doanh – thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế…, chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *