Làm thêm quần quật, thủ khoa trường cấp 3 trả góp được ‘máy tính cưng’ nhập học ĐH SPKT TP.HCM

Nguyễn Tấn Phát làm phụ hồ nuôi ước mơ đại học – Thực hiện: NGỌC SANG – YẾN TRINH – NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN – TRINH TRÀ

Gia đình tan vỡ, mẹ mang em ra đi

Từ khi Phát lên 8 tuổi, bố hay say xỉn. Những trận cãi vã giữa bố mẹ thường xuyên xảy ra. Mẹ Phát bế em trai rời đi.

Căn nhà nhỏ tại thôn 7, xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước chỉ còn lại ông nội nay đã ngoài 80 tuổi và người cha.

Chiếc ba lô được thưởng hồi học THPT, Nguyễn Tấn Phát mang theo để đi học đại học – Ảnh: YẾN TRINH

Gia đình tân sinh viên Nguyễn Tấn Phát thuộc diện khó khăn. Đất đai chỉ có ngót hai sào điều là nguồn thu nhập ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống. Trong một lần say rượu bố Phát đã cho hạ cây bán củi, thành ra suốt nhiều năm nay đất chỉ bỏ hoang không trồng trọt gì. 

Phát được người cô ruột cưu mang đưa sang nhà nuôi dạy.

Những năm tháng đó có lẽ là khoảng thời gian buồn nhất trong cuộc đời Phát. Sống với cô, ban ngày đi học về Phát tranh thủ phụ giúp việc nhà, tối đến lại học bài rồi trải đại tấm chiếu ra nền nhà ngủ.

Thương cháu nhưng người cô ruột cũng khó khăn đủ đường khi vừa phải lo cho gia đình nhỏ, thêm cả Phát, ông nội già yếu, và người em say xỉn.

Thấy cuộc sống quá khó khăn, nhiều lần Phát muốn nghỉ học đi làm. Nhưng rồi Phát lại tự động viên bản thân cố gắng: “Khoảng thời gian đó tôi rơi vào khủng hoảng, nhưng rồi cố gắng vực dậy, vì tôi biết chỉ có học thì sau này mới thoát cảnh nghèo khó”.

Tự lập từ bé, muốn trở thành kỹ sư làm việc cho các công ty đa quốc gia - Ảnh 2.

Xấp giấy khen hồi học phổ thông, tân sinh viên Nguyễn Tấn Phát mang từ quê Bình Phước lên phòng trọ và cất giữ cẩn thận – Ảnh: YẾN TRINH

Thủ khoa của trường cấp 3, làm thêm không thiếu ‘món’ gì

Lên THPT, do đi học xa nên Phát thuê trọ gần trường để tiện hơn. Thời gian đó Phát liên lạc lại với mẹ, được mẹ chu cấp thêm tiền cho đi học.

Phát luôn tự giác học bài, không chơi bời đàn đúm. Nhờ vậy, Phát luôn đứng tốp đầu của lớp về điểm số.

Phát cũng là thủ khoa khối A00 của Trường THPT Lê Quý Đôn trong kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi.

Từ nhỏ đã quen với cuộc sống tự lập, nên khi ra ở trọ, vào những ngày cuối tuần, Phát thường đi phụ hồ cho những công trình nhỏ mà người chủ trọ giới thiệu. Trời nắng cháy da nhưng Phát không than vãn.

Tự lập từ bé, muốn trở thành kỹ sư làm việc cho các công ty đa quốc gia - Ảnh 3.

Tân sinh viên Nguyễn Tấn Phát quyết tâm học vì biết rằng con đường học vấn sẽ mở ra tương lai tốt hơn – Ảnh: YẾN TRINH

Thấy Phát hiền lành, chủ trọ tới mùa cà phê thuê Phát hái khoán theo ký cho mình. Những dịp hè nghỉ dài, bà giới thiệu Phát đi làm cho vựa sầu riêng.

Công việc ăn theo sản phẩm nên Phát tranh thủ làm cả ngày, đêm lại tăng ca kiếm thêm chút đỉnh để năm mới có tiền trả trọ, mua sách vở và nộp học phí.

Thi thoảng mẹ cũng mua trái cây lên thăm và nấu cơm cho Phát ăn. Những buổi họp phụ huynh dù bận và ở xa nhưng mẹ vẫn tranh thủ về dự để Phát đỡ tủi thân. Thấy con trai học tốt, mẹ thường động viên con cố gắng mỗi ngày.

Khi nghe hỏi tới bố, khuôn mặt cậu tân sinh viên buồn hiu. Một hồi lâu, Phát tâm sự rằng hai bố con ít khi chuyện trò do những cơn say triền miên như bức tường ngăn cản.

Hiểu chuyện, nên trong cách kể, Phát bộc lộ mình thương và chỉ mong bố bình thường, đừng quá say xỉn hại sức khỏe.

Tân SV canh giờ giảm giá để mua thịt và rau

Tự lập từ bé, muốn trở thành kỹ sư làm việc cho các công ty đa quốc gia - Ảnh 4.

Tự lập từ bé, Nguyễn Tấn Phát thường tự nấu nướng để tiết kiệm chi phí – Ảnh: YẾN TRINH

Đồ đạc Phát đã dọn lên trọ hết, ở nhà cũng chẳng còn gì. Căn phòng trọ nhỏ xíu, trên gác nếu đi thẳng lưng sẽ đụng đầu, nhưng gọn gàng, ngăn nắp nằm sâu trong hẻm tại TP Thủ Đức (TP.HCM).

Để tiết kiệm chi phí, tân sinh viên ở ghép cùng với ba bạn nữa. Tiền trọ chia ra bốn người, khoảng 400.000 đồng một tháng.

Máy tính con cưng – thành quả lao động

Góc nhỏ của Phát chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc laptop mà Phát tự đi làm thêm, dành dụm mua trả góp được.

Mỗi khi lấy ra để xem tài liệu học, tạo bài thuyết trình, Phát nâng niu với vẻ tự hào vì đó là từ số tiền mồ hôi nước mắt đầu đời của mình.

Tự lập từ bé, muốn trở thành kỹ sư làm việc cho các công ty đa quốc gia - Ảnh 5.

Tân sinh viên Nguyễn Tấn Phát với chiếc laptop mua trả góp từ tiền đi làm thêm cho vựa sầu riêng hồi học phổ thông – Ảnh: YẾN TRINH

Khoảng thời gian trước khi nhập học, Phát lên TP.HCM sớm, đi làm phục vụ tại quán ăn toàn thời gian. Phát được bao ăn ở với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Phát cất số tiền dành dụm được để đóng học phí cho kỳ này.

Phát “bật mí” cách tiết kiệm tiền trong sinh hoạt là thường đi cửa hàng thực phẩm vào buổi tối, canh khung giờ giảm giá để mua thịt và rau về nấu ăn.

“Mỗi lần đi mua như vậy hết khoảng 100.000 đồng nhưng cả bốn bạn đều ăn no, có khi còn ăn được hai bữa. Hôm nào lịch học cả ngày thì tôi mới ăn ở căng tin trường, mỗi suất cơm vào khoảng 25.000 đồng”. Bữa nào kẹt quá Phát ăn tạm mì gói cho qua bữa.

Tự lập từ bé, muốn trở thành kỹ sư làm việc cho các công ty đa quốc gia - Ảnh 6.

Nguyễn Tấn Phát trên căn gác của căn phòng trọ mà Phát thuê chung cùng ba người bạn khác. Tân sinh viên có thói quen sắp xếp đồ đạc ngăn nắp – Ảnh: YẾN TRINH

Khi được hỏi về ước mơ, Phát chia sẻ sau này muốn trở thành một kỹ sư lập trình giỏi và làm việc cho các công ty đa quốc gia.

Phát vui vẻ khoe với chúng tôi giấy báo trúng tuyển với số điểm cao và cả xấp giấy khen từ hồi THPT.

Những ngày sắp tới Phát sẽ cân nhắc việc học và tìm việc làm thêm để trang trải cuộc sống. Dù có khó khăn như thế nào, Phát vẫn mạnh mẽ vươn lên.

Phát dự tính, nếu nhận được học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ, sẽ gửi mẹ cất giùm để dành đóng học phí cho kỳ sau, và gửi một ít cho ông nội dưỡng bệnh.

Học giỏi lắm!

Bà Lê Thị Thủy (42 tuổi, trưởng thôn 7, xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) cho biết: “Phát học rất giỏi, năm nào hội khuyến học ở thôn cũng trao tập vở cho em. Gia đình Phát thuộc diện khó khăn nên thôn cũng quan tâm, hỗ trợ tặng quà vào các dịp Tết, Trung thu…

Vừa rồi chúng tôi ký giấy xác nhận gia đình khó khăn để em được miễn giảm học phí”.

Ngoài ra, địa phương còn tạo điều kiện sửa lại nhà ở cho gia đình Phát. Biết tin Phát đậu đại học với điểm cao, bà Thủy rất mừng, chỉ mong Phát học hành thật tốt để sau này đỡ vất vả.

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” – như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” – Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các Câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, Phú Yên; Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tiền Giang – Bến Tre và Câu lạc bộ Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM, Công ty Dai-ichi Life Việt Nam, ông Dương Thái Sơn và những người bạn cùng các doanh nghiệp và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ

Ngoài ra, Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam còn tài trợ 50 máy tính xách tay cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập trị giá khoảng 600 triệu đồng, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ 1.500 ba lô trị giá khoảng 250 triệu đồng.

Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ tài trợ 50 suất học bổng ngoại ngữ miễn phí trị giá 625 triệu đồng. Thông qua Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Bắc Á tài trợ 1.500 quyển sách về giáo dục tài chính, hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính cho tân sinh viên…

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công Thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm… cho tân sinh viên.

Cô gái mót rau con người bán ve chai ở Đà Lạt vào đại học - Ảnh 5.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *