Nghỉ công ty cũ qua công ty mới 1 tháng, nếu nghỉ tiếp, bảo hiểm thất nghiệp tính thế nào?

– Luật sư Tào Văn Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:

Luật sư Tào Văn Dũng

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định.

Mức hưởng không quá 5 lần mức lương tối thiểu đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Công thức tính như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

=

Mức lương bình quân của 6 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

x

60%

Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 6 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân lương của 6 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng.

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp theo quy định (điều 50 Luật Việc làm năm 2013 và khoản 1 điều 8 thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bổ sung năm 2023)

Thông tin bạn cho biết, bạn có gián đoạn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Bạn có quá trình đóng trước đó tại công ty cũ và có 1 tháng đóng tại công ty mới. Do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bạn được tính như sau:

(5 tháng lương đóng bảo hiểm thất nghiệp liền kề tại công ty cũ trước khi nghỉ việc + 1 tháng lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tại công ty mới)/

6

X 60%

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bạn có giới hạn mức trần là không được vượt quá 5 lần mức lương cơ sở nếu bạn có chế độ tiền lương do nhà nước quy định, hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng trong trường hợp bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, cụ thể như sau:

– Khi bạn thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định, mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng của bạn là: 2.340.000 đồng x 5 = 11.700.000 đồng/tháng.

– Khi bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, mức lương tối thiểu vùng theo quy định sẽ tùy thuộc vào nơi làm việc, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng của bạn được liệt kê theo bảng tương ứng sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng/ tháng (đồng)

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng (đồng)

Vùng I

4.960.000

24.800.000

Vùng II

4.410.000

22.050.000

Vùng III

3.860.000

19.300.000

Vùng IV

3.450.000

17.250.000

(theo quy định tại điều 3 nghị định 73 và điều 3 nghị định 74)

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Lưu ý: Bạn cần thực hiện đúng quy định về thời gian báo trước khi nghỉ việc và các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, để không rơi vào trường hợp nghỉ việc trái quy định pháp luật.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Nghỉ công ty cũ qua công ty mới 1 tháng, nếu nghỉ tiếp, bảo hiểm thất nghiệp tính thế nào? - Ảnh 2.

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân – gia đình, kinh doanh – thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế…, chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *