Mẹ chồng 84 tuổi thắng kiện trong vụ tranh chấp tài sản thừa kế với con dâu

Tòa án nhân dân TP Hà Nội – nơi thụ lý vụ án mẹ chồng 84 tuổi kiện con dâu chia thừa kế – Ảnh: DANH TRỌNG

Mới đây, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên xét xử vụ kiện yêu cầu phân chia thừa kế giữa nguyên đơn là cụ Tuyết (84 tuổi) và bị đơn là bà Hải (48 tuổi, con dâu cụ Tuyết, cùng trú quận Đống Đa, Hà Nội).

Tại tòa, cả nguyên đơn và bị đơn đều vắng mặt. Cụ Tuyết ủy quyền cho con gái thứ hai là bà Lam, còn bà Hải ủy quyền cho các luật sư. Vụ việc này từng qua nhiều lần hòa giải nhưng cả hai bên chưa tìm được “tiếng nói chung”.

Mẹ chồng kiện con dâu ra tòa chia tài sản thừa kế

Nội dung vụ án thể hiện cụ Tuyết và chồng kết hôn, có ba người con chung, gồm hai gái, một trai. Hai cụ có tài sản chung là mảnh đất rộng 44m2, trên đất có ngôi nhà 4,5 tầng tại quận Đống Đa.

Năm 2020, chồng cụ Tuyết qua đời. Một năm sau, con trai cụ, đồng thời là chồng bà Hải, cũng mất. Tuy nhiên, cụ Tuyết và con dâu sống chung một nhà nhưng không hòa thuận, “không ai quan tâm tới ai”.

Do mâu thuẫn và để đảm bảo quyền về tài sản đối với nhà, đất nêu trên, cụ Tuyết khởi kiện con dâu, đề nghị tòa chia tài sản chung của hai vợ chồng cụ, chia thừa kế đối với phần tài sản của chồng cụ, cũng như chia thừa kế đối với phần tài sản của con trai cụ.

Tại tòa, bà Lam (con gái cụ Tuyết) trình bày cha bà là giảng viên đại học, được trường phân căn nhà cấp 4 trên đất, theo quyết định từ năm 1998.

Cha mẹ sau đó mua lại nhà đất này, được cấp sổ đỏ năm 2010. Năm 2012, khi dỡ căn nhà cấp 4 để xây nhà mới, các con chung tiền cùng cha mẹ thực hiện công trình.

Trong khi đó, luật sư của bà Hải cho rằng trường quyết định phân nhà cho cụ ông có nghĩa là “cho ông ở nhờ”. Hai cụ không phải chủ sở hữu, không có quyền bán hay chuyển nhượng.

Trong đơn đề nghị cấp sổ đỏ, cụ ông khai các thành viên gia đình đủ 18 tuổi, đã bàn bạc thống nhất cho hai cụ đứng tên sổ đỏ nhưng thực tế không có buổi họp hay bàn bạc nào.

Từ đó, luật sư cho rằng việc cơ quan chức năng cấp sổ đỏ cho hai cụ là “sai sót nghiêm trọng”.

Luật sư nói việc vợ chồng cụ đứng tên sổ đỏ, làm thủ tục chỉ là đại diện hộ gia đình trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, đây không phải tài sản riêng của hai cụ.

Theo luật sư, tiền thanh toán mua nhà đất do vợ chồng bà Hải dùng tiền cá nhân trả, nên đề nghị tòa ghi nhận toàn bộ đất là của vợ chồng bà Hải.

Với căn nhà 5 tầng xây trên đất, luật sư nói hai con gái của cụ Tuyết không sống cùng, cũng không có đóng góp.

Phản đối nội dung bào chữa trên của luật sư, bà Lam cho rằng các con gái cũng đóng góp tiền xây nhà nhưng không giữ lại hóa đơn.

“Bên bị đơn nói cái nhà do vợ chồng bà Hải xây, cha mẹ tôi không đóng góp gì là không đúng. Chúng tôi cũng đóng góp nhưng không giữ lại hóa đơn. Họ giữ lại được vài cái hóa đơn rồi lại nói công của họ xây tất” – bà Lam trình bày.

Tòa chấp thuận yêu cầu khởi kiện của mẹ chồng 84 tuổi

Nêu quan điểm về vụ kiện này, viện kiểm sát cho hay cụ ông được Trường đại học Giao thông vận tải phân nhà, sau đó xí nghiệp quản lý nhà căn cứ vào đó để bán cho hai cụ (cụ Tuyết và chồng – PV). Do đó, tài sản này thuộc sở hữu của vợ chồng cụ.

Viện kiểm sát đề nghị tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ Tuyết và chia tài sản thừa kế theo luật.

Sau khi nghị án, hội đồng xét xử đồng ý với quan điểm của viện kiểm sát, chấp thuận với yêu cầu khởi kiện của cụ Tuyết. Tòa xác định quyền sử dụng đất là tài sản của hai cụ, chia thừa kế theo luật.

Căn nhà do vợ chồng bà Hải và cha mẹ chồng cùng xây, cần chia đôi giá trị. Vợ chồng cụ Tuyết một nửa, vợ chồng bà Hải một nửa.

Tòa xác định hai con gái của các cụ không được hưởng quyền lợi với căn nhà, do không chứng minh được công sức đóng góp xây dựng.

Hội đồng xét xử xác định định mảnh đất 44m2 , theo định giá là 8,2 tỉ đồng. Còn căn nhà bê tông 5 tầng xây dựng năm 2012, có giá trị định giá 1 tỉ đồng.

Tài sản chung của hai cụ khi này gồm quyền sử dụng mảnh đất 8,2 tỉ đồng và 1/2 giá trị căn nhà, hơn 500 triệu đồng.

Do cụ ông mất năm 2020 nên số tài sản thuộc sở hữu của cụ ông (gồm một nửa giá trị quyền sử dụng đất và 1/4 giá trị nhà, tổng giá trị 4,3 tỉ đồng) sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là vợ và ba con, mỗi người được gần 1,1 tỉ đồng.

Con trai của cụ (chồng bà Hải) chết năm 2021, để lại tài sản là 1/4 giá trị căn nhà, phần thừa kế được hưởng từ cha, tổng 1,36 tỉ đồng. Giá trị này sẽ được chia cho 4 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm mẹ, vợ và hai con, mỗi người 340 triệu đồng.

Sau khi chia thừa kế, cụ Tuyết được hưởng phần tài sản của mình, tài sản thừa kế từ chồng và tài sản thừa kế từ con trai, tổng 5,8 tỉ đồng.

Hai con gái cụ Tuyết, mỗi người được hưởng thừa kế từ cha, gần 1,1 tỉ đồng.

Bà Hải được hưởng phần tài sản thừa kế từ chồng và 1/4 giá trị nhà, tổng 600 triệu đồng. Hai con gái của bà Hải, mỗi người được hưởng một phần thừa kế từ cha, 340 triệu đồng.

Tòa chia thừa kế bằng hiện vật, giao toàn bộ nhà đất cho cụ Tuyết. Cụ có trách nhiệm thanh toán bằng tiền cho những người được hưởng thừa kế nêu trên.

Tài sản hai cháu gái được nhận, tạm giao con dâu quản lý đến khi các cháu trưởng thành.

Vụ mẹ chồng 84 tuổi thắng kiện trong vụ tranh chấp tài sản thừa kế với con dâu - Ảnh 2.Mẹ chồng kiện con dâu ra tòa chia tài sản thừa kế

Con dâu đề nghị hưởng 2 tỉ đồng trong khối tài sản thừa kế, nhưng mẹ chồng chỉ đồng ý trả 1,8 tỉ, chủ tọa khuyên nhủ ‘con số thắng thua chỉ chênh 200 triệu đồng, có đáng đưa nhau đi kiện ngày này tháng khác vậy không?’.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *