Khép lại Tiếp sức đến trường 2024: Tuổi Trẻ làm cầu nối tân sinh viên nghèo với xã hội nhân ái

PGS.TS Vũ Hải Quân – ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Đảng ủy, giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM (bên trái) cùng ông Nguyễn Hồ Hải – phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM – trao học bổng cho tân sinh viên – Ảnh: DUYÊN PHAN

Cùng đến chia sẻ với tân sinh viên tại TP.HCM có PGS.TS Vũ Hải Quân (giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM), Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải cùng đại diện nhiều sở, ngành TP cũng như nhiều nhà tài trợ, đại diện các trường và cả những khách đặc biệt là người thân, hàng xóm của các tân sinh viên cùng đến.

Đội ngũ báo Tuổi Trẻ muốn có mặt hỗ trợ kịp thời để không bỏ lại phía sau những khát vọng học tập của các em. Chúng tôi mong mãi giữ vai trò là chiếc cầu thân thiết nối kết những tấm lòng yêu thương, nắm chặt tay tân sinh viên khó khăn, thắp lên hy vọng, biến ước mơ thành sự thật.

Nhà báo LÊ THẾ CHỮ

Những bông hoa nở trên đất khô cằn

Khép lại Tiếp sức đến trường 2024: Tuổi Trẻ làm cầu nối tân sinh viên nghèo với xã hội nhân ái - Ảnh 2.

Nhà báo Lê Thế Chữ – tổng biên tập báo Tuổi Trẻ – phát biểu tại lễ trao học bổng ngày 17-11 – Ảnh: TỰ TRUNG

Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Thế Chữ nói những câu chuyện vượt khó, đầy nghị lực của tân sinh viên đã lan tỏa năng lượng tích cực, như nguồn nước mát cho những bông hoa hé nở trên đất khô cằn. Ông Chữ nhắc đến Nguyễn Thị Hồng Nhung (huyện Củ Chi, TP.HCM) từ năm 9 tuổi đã phải vừa học bài vừa dỗ dành mẹ bị tâm thần. Nhưng vừa đậu Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Đó là Mai Hoàng Tuyết Kiều (TP Thủ Đức, TP.HCM) chỉ trong chín tháng phải ba lần đeo tang cha mẹ và ông nội. Ba chị em trơ trọi giữa đời, dù có sự giúp đỡ song Kiều phải đi làm để nuôi em, vừa trở thành tân sinh viên Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.

Đó còn là nữ kiện tướng karate quốc gia Nguyễn Đỗ Như Hằng (tỉnh Bình Thuận). Chào đời đã không biết mặt cha, nhà quá nghèo nên Hằng dốc sức luyện võ để lấy tiền bồi dưỡng tự trang trải việc học. Cô học sinh trường chuyên ở xứ biển Phan Thiết ấy vừa đĩnh đạc bước vào ĐH Kinh tế TP.HCM với quyết tâm học để sau này còn lo cho bà ngoại và mẹ.

Nhà báo Lê Thế Chữ chia sẻ có bạn đọc nói nhìn vào các tấm gương Tiếp sức đến trường, họ nhìn thấy tương lai, thấy hy vọng và thấy cả điều mình cần hoàn thiện bản thân. “Năng lượng từ các bạn khiến các nhà hảo tâm, bạn đọc xa gần và đội ngũ làm báo chúng tôi thấy mình cần phải hành động để là người bạn, người anh, người chị đồng hành cùng các bạn”, ông Chữ nói.

Nhà báo Lê Thế Chữ – tổng biên tập báo Tuổi Trẻ – tin tưởng thế hệ tân sinh viên hôm nay được tiếp sức sẽ trở thành những công dân tốt, những người có đóng góp tích cực cho đất nước – Thực hiện: NHÃ CHÂN – HẢI TRIỀU – CHÍ KIÊN – MAI HUYỀN

Khép lại Tiếp sức đến trường 2024: Mở cánh cửa đời mình bằng khát vọng lớn lao - Ảnh 4.

21 năm, với 22 mùa Tiếp sức đến trường, chương trình đã trao học bổng cho 25.931 tân sinh viên khó khăn, với tổng kinh phí 239 tỉ đồng – Trình bày: N.KH.

Khó thế nào cũng phải bước tới

Khép lại Tiếp sức đến trường 2024: Tuổi Trẻ làm cầu nối tân sinh viên nghèo với xã hội nhân ái - Ảnh 4.

Như Uyên và Hữu Vinh chia sẻ trong phần giao lưu của chương trình – Ảnh: TỰ TRUNG

21 tuổi, Nguyễn Ngọc Như Uyên mới trở thành tân sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Uyên kể mình từng tự ti khi bạn bè chọc ghẹo vì cha mẹ bạn đều là người khiếm thị. Để rồi khi vượt qua, bạn thấy tự hào, tin yêu hơn vì dù cha mẹ khiếm khuyết song đã nuôi bạn lớn khôn.

Uyên đi học nhưng nghèo quá nên phải nghỉ, làm giao hàng để sống. Quyết định đi học trở lại, Uyên không có tiền đóng học phí. Và học bổng Tiếp sức đến trường đã tìm đến. 

“Hôm nay ngồi đây là mình đã vượt qua những khó khăn ấy rồi. Mong ước lớn nhất là hoàn thành việc học để có thể chăm sóc cha mẹ tốt hơn và sau này quay lại giúp các sinh viên khó khăn như mình”, Uyên bày tỏ.

Còn Lê Hữu Vinh (ĐH Kinh tế TP.HCM) mồ côi cha mẹ, sống trong sự cưu mang của người thân. Chị gái Vinh đi làm nuôi em mà bạn nói chị có khác gì mẹ. Vinh tự nhận từng rất hụt hẫng khi phải gián đoạn việc học để đi làm. Nhưng chính những ngày ấy đã giúp bạn nhận ra khó đến mấy cũng phải học để có thể viết lại trang mới của đời mình.

Món quà bất ngờ khi chị gái Vinh được âm thầm đưa đến buổi lễ và từ dưới khán phòng bước lên. Hai chị em ôm lấy nhau trong cảm xúc vỡ òa. Nghẹn ngào, chị gái cảm ơn báo Tuổi Trẻ và các nhà hảo tâm đã giúp Vinh. Như một cam kết, chị gái nói dù khó thế nào cũng sẽ ráng lo, không để Vinh gián đoạn việc học hành thêm lần nào nữa.

Hai tân sinh viên Nguyễn Ngọc Như Uyên và Lê Hữu Vinh chia sẻ về quyết tâm và nghị lực vượt khó để học tập – Thực hiện: NHÃ CHÂN – HẢI TRIỀU – CHÍ KIÊN – MAI HUYỀN

Khép lại Tiếp sức đến trường 2024: Mở cánh cửa đời mình bằng khát vọng lớn lao - Ảnh 6.

Sinh viên thấy đồng cảm khi thấy những tấm gương vượt khó được chiếu tại chương trình – Ảnh: DUYÊN PHAN

Hãy sống xứng đáng

Lễ trao tại TP.HCM là điểm trao cuối cùng, khép lại chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ. Trong 231 tân sinh viên nhận học bổng ở TP.HCM có 128 bạn của bảy tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ, 103 bạn còn lại của nhiều tỉnh thành khác đang theo học tại TP.HCM.

Nhắn gửi các sinh viên, ông Lê Thế Chữ nói: “Đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần bàn tay đóng góp của các em. Hãy xứng đáng với tình cảm, kỳ vọng ấy và không ngừng phấn đấu trở thành những công dân tốt, đóng góp tích cực cho sự phát triển của quê hương, đất nước”.

Trao học bổng cho sinh viên Đông Nam Bộ và tổng kết Tiếp sức đến trường 2024

Khép lại Tiếp sức đến trường 2024: Mở cánh cửa đời mình bằng khát vọng lớn lao - Ảnh 7.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *