Dân học kỹ thuật, công nghệ, chỉ số EQ tự khắc thấp?

Thạc sĩ truyền thông Vinh San Phạm, thạc sĩ Võ Minh Quân và CEO Trần Thanh Tùng tại buổi talkshow (từ trái sang) – Ảnh: CÔNG TRIỆU

Đây là chủ đề talkshow “Với dân công nghệ, EQ không thấp như bạn nghĩ” vừa diễn ra tại Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chiều 19-7.

EQ là chìa khóa giúp lao động trẻ sống sót trước AI

Theo thạc sĩ Nguyễn Hoàng Bảo Đại (chuyên ngành trí tuệ nhân tạo, Đại học Quốc gia Singapore – NUS), đấy là định kiến không chính xác. Trên thực tế, công nghệ là ngành đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp rất cao.

Đơn cử để phát triển, triển khai các giải pháp công nghệ phức tạp, dân công nghệ không chỉ cần có kiến thức chuyên môn “xịn” mà cần có khả năng sáng tạo, làm việc nhóm tốt.

Một dự án thành công không chỉ dựa trên nỗ lực cá nhân, mà phụ thuộc vào sự hợp tác hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm. Khả năng giao tiếp, lắng nghe và thấu hiểu đồng đội là yếu tố then chốt để đạt được mục tiêu chung.

Việc dân công nghệ luôn sẵn sàng học hỏi và thích nghi trước tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ thể hiện họ có trí tò mò, khả năng tự học, tinh thần cầu tiến.

“Đó chính là những đặc điểm thường thấy ở những người có EQ cao”, anh Bảo Đại khẳng định.

Thạc sĩ truyền thông Vinh San Phạm chia sẻ một nghịch lý là chính các bạn trẻ làm ở lĩnh vực khoa học, công nghệ nói chung, công nghệ thông tin nói riêng thường nghĩ họ không có kỹ năng mềm tốt như các khối khác.

Thậm chí nhiều bạn cho rằng các kỹ năng mềm là không cần thiết, chỉ cần tập trung làm tốt công việc chuyên môn là đủ.

Thời đại AI trỗi dậy, các doanh nghiệp cần ở người lao động chính là những kỹ năng “người” nhất. Nói cách khác, trí tuệ cảm xúc giúp lao động trẻ từ sống sót trở nên nổi bật hơn trước doanh nghiệp.

Chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trần Thanh Tùng (biệt danh Tùng BT) - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trần Thanh Tùng (biệt danh Tùng BT) – Ảnh: CÔNG TRIỆU

EQ cũng có thể rèn luyện

Theo chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trần Thanh Tùng (biệt danh Tùng BT), anh cũng từng bị nhận xét là vô duyên, chưa khéo léo dù điểm học lực cao tốp đầu của trường. Anh nhận ra chỉ chăm chăm học, đọc sách là chưa đủ, cần phải kết nối, giao tiếp với mọi người.

Nhìn từ chính mình, Tùng BT cho rằng nếu học và rèn bằng nhiều cách sẽ có thể làm tăng thêm chỉ số EQ. Quan trọng là cần nhận thức việc này quan trọng, mình phải làm để thay đổi.

Thạc sĩ Võ Minh Quân, tác giả cuốn sách Digital marketing cho nhà quản lý, chia sẻ chính EQ giúp anh từ người mê đọc sách thành người viết sách.

Đặc biệt những tựa sách anh viết đứng nhất bảng xếp hạng trong nước, rồi sau đó đứng đầu trên Amazon. “EQ rất quan trọng, yếu tố giúp tôi có sự nhạy cảm, linh hoạt cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề”, anh Quân nói.

Buổi talkshow với sự tham gia của đông sinh viên - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Buổi talkshow với sự tham gia của đông sinh viên – Ảnh: CÔNG TRIỆU

IQ và EQ: nền tảng thành công tương lai của trẻIQ và EQ: nền tảng thành công tương lai của trẻ

Thay vì chỉ tập trung phát triển IQ cho trẻ như trước đây, ngày càng có nhiều bậc cha mẹ chú trọng trau dồi cân đối cả tư duy (IQ) lẫn trí tuệ cảm xúc (EQ) cho con của mình, như một nền tảng vững chắc cho thành công của trẻ.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *