CEO Saigon Co.op: không nên đụng vào giới hạn tài chính và nguồn lực

Ông Nguyễn Anh Đức, tổng giám đốc Saigon Co.op chia sẻ tại diễn đàn – Ảnh: H.K

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm 2024 (Vietnam CEO Forum 2024) vừa được tổ chức ở TP.HCM thu hút sự tham gia của hàng ngàn giám đốc điều hành (CEO) và quản lý cấp cao trên cả nước. 

Tại đây, tổng giám đốc Saigon Co.op Nguyễn Anh Đức đã chia sẻ kinh nghiệm về những đổi mới sáng tạo ở thị trường bán lẻ. 

Ông Nguyễn Anh Đức cho rằng trong ngành bán lẻ có những dấu hiệu khác nhau để nhận biết một doanh nghiệp cần phải thay đổi, đó là tự so mình với “đối thủ” trong cùng lĩnh vực và so thêm cả người ngoài lĩnh vực theo một tỉ lệ nhất định về tăng trưởng doanh nghiệp.

Nếu Reno (Renovation) được hiểu như sự cải tiến, thì Ino (Inovation) lại mang ý nghĩa sáng tạo các mô hình mới. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn chọn mô hình phù hợp nào và đánh giá điều này tác động như thế nào đến sự phát triển vững của họ.

Nếu thấy tụt hậu hơn ngưỡng đặt ra thì tình huống đã trở nên cấp bách để Inno (cải tiến – PV), cách tân cho sự tồn tại của doanh nghiệp đó.

Theo ông Nguyễn Anh Đức, văn hóa đôi khi cũng cần cải tiến, cải cách nhưng cần đi theo chiều sâu, đó là cần phân định những gì cần giữ lại để không mất bản chất. 

Ông Đức giải thích rằng Inno là thiết lập những giới hạn mới, mang trong mình giá trị văn hóa cũ nhưng phục vụ phân khúc cao hơn. “Cái không nên đụng vào là giới hạn tài chính và nguồn lực”, CEO Saigon Co.op lưu ý.

Liệu có cách nào để giảm rủi ro xuống thấp nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ? ông Đức cho rằng việc cải tiến hay cải cách không có công thức chung nhưng có bước đi chung.

“Doanh nghiệp cần đặt trên bản đồ cấu thành từ 6 mảnh ghép: nguồn lực – văn hóa, mô hình kinh doanh, dữ liệu, công nghệ, chiến lược và hành động. Hãy cấu thành chiến lược riêng dựa trên những yếu tố mình có”, ông Đức lý giải.

Để biết chiến lược đó đúng hay không, lãnh đạo Saigon Co.op cho rằng có 3 khía cạnh trong hành trình cải tiến hoặc cải cách, bao gồm: người chịu tác động trực tiếp (tức khách hàng), tăng doanh số và hoạt động nội bộ. 

Các khía cạnh đều thực hiện đồng loạt nhưng đích đến từng giai đoạn thì phải có sự ưu tiên. Nếu khách hàng nhận được giá trị tốt hơn, đó chính là hành động đúng. 

“Tín hiệu SOS” nào buộc doanh nghiệp phải Ino? Tổng giám đốc Saigon Co.op cho rằng doanh nghiệp sẽ dựa vào câu nói: “Khi bạn quan sát và thấy rằng tỉ lệ thay đổi bên ngoài cao hơn bên trong”, đó chính là dấu hiệu để Ino hay Reno. 

Ngoài ra còn có các công cụ như: các dữ liệu quan sát hàng ngày, hàng giờ; tỉ lệ tăng trưởng liên quan đến thương mại, tỷ lệ so sánh của từng đối thủ. Mức độ càng cấp bách thì càng phải thay đổi mạnh mẽ… 

Với chủ đề “Cải tiến hay cải cách – điều gì thực sự tạo nên sự tăng trưởng bền vững”, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm 2024 hút hơn 1.000 lãnh đạo doanh nghiệp tham gia.

Trước thách thức của bối cảnh quốc tế và xu hướng phát triển công nghệ AI, doanh nghiệp Việt Nam phải tìm kiếm những mô hình tăng trưởng mới, bền vững, tạo giá trị gia tăng dựa trên nền tảng sáng tạo.

Bởi, nếu đi theo “đường ray” cũ là cải tiến chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng thêm đường ray, tăng thêm tốc độ ở mức giới hạn. Do đó, cần có những chuyển động mới để doanh nghiệp thay đổi trong tổ chức, vận hành để tạo nhiều đột phá.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *