Lừa đảo “chạy” dự án
Hai người trên bị cáo buộc đã lừa đảo chiếm đoạt trên 20 tỉ đồng thông qua việc hứa “chạy” dự án.
Theo hồ sơ, năm 2018, thông qua các phương tiện truyền thông, thấy thành phố Đà Nẵng có chủ trương kêu gọi đầu tư dự án bến du thuyền khu vực cảng sông Hàn, ông Lê Bảo Khương – giám đốc Công ty Khương Lê (Đà Nẵng) muốn công ty được đầu tư vào đây, nên thông qua giới thiệu của ông Đinh Văn Tùng (trú quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) để tìm hiểu về thủ tục, tính khả thi.
Ông Khương được ông Tùng giới thiệu gặp một số người (không rõ lai lịch) và được những người này dẫn đến gặp ông Quyền.
Mặc dù không có thẩm quyền, quan hệ có thể thực hiện được việc cấp quyết định đồng ý chủ trương đầu tư của UBND TP Đà Nẵng cho Công ty Khương Lê, đồng thời biết ông Cầm cũng không có khả năng này nhưng ông Quyền vẫn liên hệ, thống nhất việc làm thủ tục này cho doanh nghiệp.
Ông Quyền hướng dẫn ông Khương làm công văn đề xuất khai thác dự án bến du thuyền – nhà hàng ven sông Hàn gửi HĐND, UBND TP, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng.
Ông Khương giao văn bản này cho ông Cầm để gửi bằng đường công văn đến bộ phận một cửa của UBND TP và được lãnh đạo thành phố có phút phê góc trái công văn có nội dung “chuyển Sở KH-ĐT hướng dẫn”.
Ông Quyền gọi ông Khương đến TP.HCM, đưa văn bản trên để ông Khương tin tưởng mình có mối quan hệ có thể xin cấp quyết định đầu tư dự án. Qua đ, yêu cầu ông Khương giao 2,7 tỉ đồng.
Ông Quyền nói ông Khương về Đà Nẵng, nội dung công việc đã trao đổi với ông Cầm để thực hiện.
Ông Khương gặp ông Cầm và hai bên đến ngân hàng lập biên bản thỏa thuận về việc xin cấp quyết định chấp thuận đầu tư dự án bến du thuyền. Sau khi ký cam kết, ông Khương và ông Cầm mở tài khoản ngân hàng đứng tên đồng sở hữu, ông Khương thực hiện 4 giao dịch nộp vào tài khoản 20 tỉ đồng.
Tiếp đó hai ông Cầm và Quyền nói dự án sắp hoàn thành thủ tục, cần tiền để đẩy nhanh tiến độ, đề nghị ông Khương giải ngân 20 tỉ đồng và cam kết chậm nhất đến 30-3-2019, công ty sẽ nhận được quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
Ông Khương tin tưởng nên đến ngân hàng rút 20 tỉ đồng ra và giao cho ông Cầm.
Nhận tiền, ông Cầm giao cho ông Quyền 2 tỉ đồng, số tiền còn lại ông Cầm khai sử dụng vào việc chi phí xin dự án nhưng không có tài liệu, chứng cứ chứng minh.
Ngoài ra ông Khương còn nhiều lần đưa tiền mặt cho ông Quyền. Hai ông Quyền và Cầm không trả lại tiền cũng không giao quyết định đồng ý chủ trương đầu tư đối với dự án nên ông Khương gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an.
Cáo trạng cáo buộc, hai bị cáo chiếm đoạt của bị hại 27 tỉ đồng.
Dòng tiền hơn 20 tỉ đi đâu?
Hội đồng xét xử đã dành nhiều giờ để xét hỏi các bị cáo liên quan số tiền hơn 20 tỉ đã chiếm đoạt.
Bị cáo Cầm thừa nhận hành vi. Bản thân ông Cầm không làm trong cơ quan nhà nước và cũng không có thẩm quyền.
Tòa hỏi số tiền bị cáo đã chiếm đoạt được sử dụng như thế nào?. Ông Cầm khai: “Thời gian rất nhiều, chi phí đi lại, chi phí cho dự án, không nhớ chi tiết cụ thể”.
Không chấp nhận, tòa truy vấn: “Số tiền đặc biệt lớn, bị cáo nói như không vậy. Dòng tiền này chảy đi đâu, không thể nói chung chung là chi phí cho dự án. Bị cáo có đưa hối lộ cho ai không?”. Bị cáo Cầm trả lời: “Bị cáo không đưa hối lộ ai”.
Còn bị cáo Quyền phủ nhận và nói bản thân không gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tòa đã cho bị cáo Quyền và bị hại đối chất liên quan số tiền. Bị hại xác nhận bị lừa đảo chiếm đoạt 22,7 tỉ đồng. Còn số tiền khác hơn 4 tỉ đồng với ông Quyền là giao dịch dân sự…
Bị hại cũng đề nghị phải làm rõ số tiền đã đi đâu, vai trò của những người liên quan rất quan trọng trong vụ việc này nhưng chưa được đề cập.
Sau khi hội ý, tòa đã trả hồ sơ cho Viện KSND để điều tra bổ sung các nội dung như làm rõ dòng tiền đã đi đâu; làm rõ vai trò những người liên quan.