Tin tức thế giới 10-9: Triều Tiên tăng số lượng vũ khí hạt nhân ‘theo cấp số nhân’

Ông Kim Jong Un phát biểu nhân dịp kỷ niệm 76 năm Quốc khánh Triều Tiên, ở Bình Nhưỡng, ngày 9-9 – Ảnh: REUTERS

Triều Tiên tăng số lượng vũ khí hạt nhân ‘theo cấp số nhân’

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cho biết Bình Nhưỡng hiện đang thực hiện chính sách xây dựng lực lượng hạt nhân để tăng số lượng vũ khí hạt nhân “theo cấp số nhân”.

Hãng thông tấn nhà nước KCNA dẫn phát biểu của ông Kim Jong Un trong lễ kỷ niệm 76 năm Quốc khánh Triều Tiên (9-9-1948 đến 9-9-2024).

Theo ông Kim Jong Un, Triều Tiên phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn “năng lực hạt nhân và sự sẵn sàng sử dụng năng lực này một cách hợp lý vào bất kỳ thời điểm nào để đảm bảo an ninh nhà nước”.

Ông Kim nói thêm rằng cần phải có sự hiện diện quân sự mạnh mẽ để đối mặt với “nhiều mối đe dọa khác nhau do Mỹ và những nước theo phe này gây ra”.

Ukraine tiến thêm một bước trong tự do hóa tiền tệ

Ngày 9-9, Ngân hàng trung ương Ukraine (UCB) đã công bố giai đoạn tiếp theo của quá trình tự do hóa tiền tệ, đồng thời nhấn mạnh các biện pháp này sẽ hỗ trợ cho năng lực quốc phòng trong nước và các doanh nghiệp.

Trong số các biện pháp mới được liệt kê trên trang web của UCB có quy định cho phép các doanh nghiệp nhà nước mua ngoại tệ và chuyển cho những người không thuộc diện thường trú nhân để mua hạn ngạch, đổi lấy lượng khí thải carbon trong ngành hàng không. Điều này sẽ góp phần đảm bảo tính thông suốt của hoạt động mua bán trang thiết bị quốc phòng theo hợp đồng nhà nước cũng như hỗ trợ hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Ukraine và châu Âu.

Quy định mới khác đó là cho phép các doanh nghiệp thương mại điện tử mua và sử dụng ngoại tệ để trả thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu của Ukraine vào thị trường Liên minh châu Âu (EU). Biện pháp này cũng sẽ tạo điều kiện để một số doanh nghiệp hoàn trả các khoản thanh toán phiếu giảm giá trên trái phiếu euro.

Tất cả các biện pháp mới chính thức có hiệu lực từ ngày 10-9.

Đức siết đi lại ở biên giới

Chính phủ Đức công bố kế hoạch áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn tại tất cả các biên giới đất liền của nước này, nhằm giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp và bảo vệ người dân khỏi các mối đe dọa như chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser cho biết các biện pháp kiểm soát trong khu vực khu vực Schengen của châu Âu sẽ bắt đầu vào ngày 16-9 và ban đầu kéo dài trong sáu tháng.

Chính phủ cũng đã thiết kế một chương trình cho phép các nhà chức trách từ chối nhiều người di cư hơn trực tiếp tại biên giới Đức.

Các hạn chế này là một phần trong một loạt các biện pháp mà Đức đã thực hiện để quản lý vấn đề di cư bất hợp pháp trong những năm gần đây sau khi lượng người nhập cư tăng đột biến, đặc biệt là những người chạy trốn chiến tranh và đói nghèo ở Trung Đông.

Tin tức thế giới 10-9: Triều Tiên tăng số lượng vũ khí hạt nhân 'theo cấp số nhân' - Ảnh 2.

Công tác chuẩn bị cho buổi tranh luận giữa ông Trump và bà Harris đang hoàn tất, Philadelphia, ngày 9-9 – Ảnh: AFP

Ông Trump và bà Harris tranh luận lần đầu trong hôm nay

Thành phố Philadelphia là nơi diễn ra cuộc tranh luận đầy mong đợi giữa ông Trump và bà Harris trong ngày 10-9. Sự kiện được kỳ vọng sẽ có tác động lớn đến cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới.

Cuộc đối đầu giữa hai nhân vật này, những người chưa từng gặp nhau ngoài đời, sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ tối theo giờ địa phương (8h sáng ngày 11-9 theo giờ VN) trong vòng 90 phút, do ABC News tổ chức và truyền hình trực tiếp.

Trước sự kiện, cảnh sát Philadelphia đang chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc biểu tình, đặc biệt từ các nhóm ủng hộ Palestine, những người phản đối việc bà Harris tiếp tục ủng hộ Israel.

Bên cạnh đó, một số quán bar và trường đại học trong thành phố tổ chức các buổi xem trực tiếp sự kiện. Các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ hàng đầu sẽ tụ họp tại một khách sạn để theo dõi cuộc tranh luận, và bà Harris dự kiến sẽ tham dự sự kiện này sau khi cuộc tranh luận kết thúc.

Kế hoạch của ông Trump sau sự kiện vẫn chưa được công bố.

Cuộc tranh luận tại Philadelphia sẽ là một trong những bước ngoặt quan trọng, khi cả hai ứng viên đều nỗ lực thu hút cử tri trong giai đoạn nước rút của cuộc bầu cử.

Ấn Độ phòng chống đậu mùa khỉ

Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Apurva Chandra đã chỉ đạo các bang và vùng lãnh thổ liên bang về những hành động phòng ngừa, các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox).

Mặc dù Ấn Độ hiện mới chỉ có báo cáo về một trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ, song Bộ trưởng Chandra vẫn nhấn mạnh các hành động y tế công cộng quan trọng cần được thực hiện để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro về bất kỳ trường hợp mắc bệnh hoặc tử vong nào ở trong nước do bệnh đậu mùa khỉ gây ra.

Bộ trưởng Chandra chỉ đạo các địa phương phổ biến rộng rãi “Hướng dẫn quản lý bệnh đậu khỉ” của bộ và thực hiện hành động đối với cảnh báo bệnh truyền nhiễm cập nhật (CD-Alert) về căn bệnh này do Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh quốc gia (NCDC) ban hành.

Các bang cũng cần xem xét khả năng chuẩn bị sẵn sàng cho y tế công cộng, đặc biệt là ở cấp cơ sở y tế tại bang và cấp huyện, trong đó có việc chuẩn bị các cơ sở cách ly trong bệnh viện để chăm sóc cả trường hợp nghi nhiễm lẫn trường hợp được xác nhận.

Về trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ ở một người đàn ông vừa từ nước ngoài trở về Ấn Độ, Bộ Y tế ngày 8-9 cho biết bệnh nhân đã được cách ly tại một bệnh viện được chỉ định và hiện tình trạng sức khỏe đã ổn định.

Các mẫu phẩm của bệnh nhân đang được xét nghiệm để xác nhận cuối cùng cũng như có thêm thông tin về chủng virus đậu mùa khỉ mà người này có thể nhiễm.

Tin tức thế giới 10-9: Triều Tiên tăng số lượng vũ khí hạt nhân 'theo cấp số nhân' - Ảnh 3.

Phân loại rác thải nhựa ở Ấn Độ, ngày 8-9 – Ảnh: AFP

Ấn Độ đứng đầu thế giới về ô nhiễm nhựa

Theo nghiên cứu từ tạp chí Nature, mỗi năm, Ấn Độ thải ra 9,3 triệu tấn ô nhiễm nhựa, bao gồm 5,8 triệu tấn bị đốt và 3,5 triệu tấn thải ra môi trường. Con số này vượt xa các quốc gia khác như Nigeria (3,5 triệu tấn), Indonesia (3,4 triệu tấn) và Trung Quốc (2,8 triệu tấn).

Nghiên cứu do các chuyên gia Đại học Leeds thực hiện ước tính có 251 triệu tấn rác thải nhựa được tạo ra hàng năm trên toàn cầu. Trong đó, 52,1 triệu tấn (khoảng 1/5) “không được quản lý” và thải trực tiếp ra môi trường.

Rác thải nhựa “không được quản lý” bao gồm rác không được thu gom, trở thành nguồn ô nhiễm hệ sinh thái toàn cầu hoặc bị đốt ngoài trời. Việc đốt rác tạo ra các hạt mịn và khí độc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt đáng kể giữa Bắc Bán cầu và Nam Bán cầu về ô nhiễm nhựa. Khoảng 69% ô nhiễm nhựa toàn cầu xảy ra ở 20 quốc gia, không có quốc gia nào trong số đó thuộc nhóm thu nhập cao (HIC).

Các nước HIC, chủ yếu ở Bắc Bán cầu, tuy tạo ra nhiều rác thải nhựa hơn nhưng có hệ thống quản lý rác thải hiệu quả.

Ở Nam Bán cầu, đốt ngoài trời là phương pháp xử lý rác thải nhựa phổ biến nhất, ngoại trừ châu Phi cận Sahara. Nguyên nhân chính là do thiếu cơ sở hạ tầng quản lý chất thải đầy đủ ở các khu vực này.

Thái Lan triển khai chương trình “ví số” hơn 4,2 tỉ USD

Chính phủ Thái Lan sẽ phân phối 145 tỉ baht (4,28 tỉ USD) trong chương trình hỗ trợ “ví số” vào cuối tháng 9 này, nhằm kích thích kinh tế ngắn hạn và hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương.

Trong phiên thảo luận về ngân sách tại Thượng viện ngày 9-9, Thứ trưởng Tài chính Julapun Amornvivat cho biết tổng ngân sách cho chương trình này là 450 tỉ baht. Đây là chính sách trọng tâm trong cương lĩnh tranh cử của đảng Vì nước Thái (Pheu Thai), nhằm kích thích kinh tế bằng cách phân phối 10.000 baht (khoảng 295 USD) tiền số cho mỗi công dân Thái trên 16 tuổi.

Mặc dù có sự thay đổi chính phủ vào tháng trước, tân Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra khẳng định sẽ vẫn thực hiện chương trình này, với một phần khoản hỗ trợ có thể bằng tiền mặt.

Hiện đã có 32 triệu người đăng ký tham gia qua ứng dụng “Thang Rat” của chính phủ.

Chương trình “ví số” được xem là nền tảng trong kế hoạch vực dậy nền kinh tế của Thái Lan, vốn chỉ tăng trưởng 2,3% trong quý 2/2024.

Tê giác trắng phương bắc

Tin tức thế giới 10-9: Triều Tiên tăng số lượng vũ khí hạt nhân 'theo cấp số nhân' - Ảnh 4.

Najin, một trong hai con tê giác trắng phương bắc cuối cùng, được chăm sóc tại trung tâm bảo tồn Ol Pejeta, Kenya – Ảnh: ANADOLU

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *