Châu Âu bắt 100% xe mới phải có bộ kiểm soát tốc độ

Liên minh châu Âu chính thức yêu cầu 100% xe mới tích hợp hệ thống nhắc nhở người lái phóng quá tốc độ, họ tạm thời chưa tính tới biện pháp mạnh tay hơn là công nghệ hạn chế không cho chạy quá tốc độ cho phép – Ảnh: Drive

Vào đầu tháng 7 này, Liên minh châu Âu (EU) chính thức yêu cầu mọi xe mới bán ra phải được trang bị công nghệ kiểm soát tốc độ để nhắc nhở và hạn chế tài xế không phóng quá tốc độ.

Điều luật mới bắt đầu được áp dụng vào ngày 7-7 này yêu cầu mọi xe mới bán ra tại châu Âu phải trang bị thiết bị có tên Hỗ trợ tốc độ thông minh (ISA). Bằng cách sử dụng camera đọc biển báo và dữ liệu bản đồ, ISA có thể đưa ra cảnh báo tới người lái ngay khi phát hiện xe chạy quá tốc độ.

Tùy thương hiệu lựa chọn mà ISA có thể chỉ cảnh báo người lái khi phát hiện họ chạy quá tốc độ cho phép hay chủ động ngăn chặn xe vượt quá tốc độ.

Đi vào chi tiết hơn, có 4 lựa chọn được EU đưa ra cho các hãng. Chúng bao gồm: chân ga tự đẩy ngược lên phía chân người lái một chút để nhắc nhở, động cơ tự giảm công suất để giảm tốc độ, chân ga rung nhẹ kết hợp với cảnh báo hình ảnh hoặc cảnh báo đồng thời bằng hình ảnh lẫn âm thanh.

ISA xác nhận tốc độ giới hạn bằng cách đọc biển báo cũng như sử dụng dữ liệu từ bản đồ định vị tích hợp sẵn - Ảnh: Drive

ISA xác nhận tốc độ giới hạn bằng cách đọc biển báo cũng như sử dụng dữ liệu từ bản đồ định vị tích hợp sẵn – Ảnh: Drive

Tất nhiên, có luồng ý kiến trái chiều cho rằng ISA gây xao nhãng cũng như làm phiền người lái. Tuy nhiên người lái có quyền can thiệp và tắt những cảnh báo nói trên. Dù vậy, luật mới của Liên minh châu Âu chỉ khuyến khích làm vậy khi cảnh báo giả, có biển báo gây nhầm lẫn/sai lệch, đường có vạch kẻ sai vì công trường xây dựng hay điều kiện thời tiết xấu.

Một nghiên cứu từng do Bộ Giao thông New South Wales, Úc thực hiện vào năm 2010 cho thấy công nghệ ISA giúp giảm hiện tượng phóng quá tốc độ 89%, giảm tai nạn chết người vì giao thông 19%.

Cùng với điều khiển xe sau khi uống rượu bia, chạy xe quá tốc độ là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra tai nạn giao thông, cũng như thường để lại hậu quả vô cùng nguy hiểm. Liệu ISA có nên được nhân rộng ra các khu vực khác chẳng hạn Việt Nam trong tương lai?

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *