Bẫy muỗi Mosla của nhà sáng chế mới học hết lớp 8

Ông Nguyễn Văn Khỏe cùng thiết bị bẫy muỗi Mosla do mình sáng chế – Ảnh: CÔNG TRIỆU

Bẫy muỗi Mosla không đơn thuần là sản phẩm để ông start-up, mà còn từ nỗi đau đáu tìm ra biện pháp dập tắt sốt xuất huyết.

Sản phẩm bắt muỗi ‘xanh’

Xưởng cơ khí rộng do ông Khỏe làm chủ tại huyện Củ Chi (TP.HCM). Như tên gọi, ở tuổi lục tuần, ông Nguyễn Văn Khỏe vẫn cắt gọt thép thoăn thoắt ngang đám thợ trẻ làm trong xưởng.

“Tôi bị ám ảnh khi đọc báo, nghe đài đâu cũng toàn tin tức về dịch sốt xuất huyết, số ca mắc sốt xuất huyết ở TP.HCM đang tăng, rồi cả quốc gia xanh sạch Singapore hiện cũng bùng phát sốt xuất huyết”, ông Khỏe lý giải về lý do Mosla ra đời.

Thực ra ông đã bắt đầu nghiên cứu làm bẫy muỗi từ năm 2016. Khi thị trường đã có nhang muỗi, thuốc xịt, vợt điện hay hiện đại hơn thì có các biện pháp nuôi cấy muỗi biến đổi gene.

Tuy vậy, sốt xuất huyết vẫn đang bùng phát tại nhiều nơi trong nước lẫn thế giới. Có vẻ các biện pháp hiện có chưa phải tối ưu. Không dùng điện, hóa chất, sẽ làm gì để diệt được muỗi? Câu hỏi khiến ông trăn trở mãi.

Nhà sáng chế chỉ học đến lớp 8 tìm đọc sách báo để tìm hiểu tập tính, cách sinh sản của muỗi. Nắm được đặc tính và vòng đời của muỗi cũng là lúc ông lên ý tưởng cho thiết bị.

Bẫy muỗi được thiết kế hình khối tròn, rỗng ruột tạo thành một chum nước có nắp đậy. Trên nắp có những khe hở nhỏ được ông Khỏe ví như “miếng mồi” dẫn dụ muỗi mẹ tìm đến đẻ trứng. 

Có Mosla thì không có sốt xuất huyết, đó là câu tuyên ngôn và cũng là sứ mệnh cho sản phẩm, doanh nghiệp này ra đời

Tất cả đều được làm từ nhựa, có thể dùng nhựa tái chế từ rác thải nhựa, vừa không tiêu tốn điện, không phát sinh khói ảnh hưởng đến người dùng. Bẫy muỗi Mosla được ông Khỏe tự tin giới thiệu là sản phẩm bắt diệt muỗi “xanh” duy nhất hiện có trên thị trường!

“Với điều kiện tự nhiên, thời tiết như nước ta, tôi nghĩ chẳng có biện pháp nào ngăn được muỗi sinh sôi. Nghĩ đơn giản lại nên tôi làm như một hũ nước để trong góc tối “dụ” muỗi mẹ vào đẻ trứng, mà lăng quăng có nở thành muỗi cũng không thoát ra được nên sau vài ngày thì chết”, ông Khỏe bộc bạch.

Bẫy muỗi của nhà sáng chế mới học hết lớp 8 - Ảnh 2.

Bẫy muỗi Mosla “dụ” muỗi mẹ tìm đến đẻ trứng, trứng nở thành lăng quăng rồi thành muỗi nhưng không thể thoát ra – Ảnh: CÔNG TRIỆU

Bẫy muỗi Mosla hết sứ mệnh khi hết sốt xuất huyết 

Đủ thứ rào cản trong dự án nghiên cứu của người đàn ông mới học đến lớp 8 này. Việc thiết kế, hiểu biết về vật liệu nhựa gần như bằng không, nên thời gian đầu ông mãi trầy trật.

Sản phẩm phiên bản đầu làm ra thiếu trước hụt sau. Nào là khe hở trên nắp quá nhỏ khiến muỗi không thể vào, rồi lại quá lớn làm muỗi con thoát ra ngoài. Cả chiều cao, độ rộng, mực nước tối thiểu… cũng làm đi tính lại.

Cuối tháng 11-2017, cỡ chục lần làm đi làm lại suốt 2 năm trời, ông Khỏe mới tạm hài lòng với bản thiết kế hoàn chỉnh cho chiếc bẫy muỗi của mình.

Thực nghiệm thời gian dài cho thấy tỉ lệ muỗi vào làm tổ, đẻ trứng rất cao. Khi các chi tiết được tinh chỉnh, tỉ lệ lăng quăng phát triển thành muỗi lọt trở lại môi trường bên ngoài ước chừng chỉ 1%.

Lúc này ông Khỏe mới nộp sản phẩm, bản thuyết trình xin đăng ký bằng độc quyền giải pháp hữu ích bẫy muỗi Mosla. Tuy nhiên, thời gian xét duyệt đơn đăng ký này cũng rất lâu, mà chính ông thừa nhận nhiều lúc cơm áo dồn đuổi nên có thời điểm đã quên luôn mình từng sáng chế bẫy muỗi Mosla.

Ông Khỏe từng gửi thiết bị bắt muỗi Mosla tham gia và đoạt giải ba cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai năm 2024.

Ông tính toán giá mỗi cái bẫy muỗi Mosla bán ra thị trường chừng 100.000 đồng nhưng giá trị sử dụng gần như vĩnh viễn. Nếu không tác động lực quá mạnh, sản phẩm cứ mãi đáp ứng được mục tiêu, giá trị sử dụng như thế.

Phải mất hơn 5 năm từ lúc gửi hồ sơ, bằng độc quyền giải pháp hữu ích bắt muỗi Mosla mới được công nhận, đến tay nhà sáng chế Nguyễn Văn Khỏe. Ông tâm sự chính thời khắc ấy, khát khao đưa bẫy muỗi Mosla ra thị trường, tiếp nối sứ mệnh “có Mosla, không có sốt xuất huyết” ban đầu khi ông bắt tay nghiên cứu.

Dù chưa có mặt trên thị trường nhưng nhà sáng chế kỳ vọng về thời khắc sốt xuất huyết được đẩy lùi, muỗi được ngăn chặn. “Thực ra được tuyên bố đóng cửa doanh nghiệp, ngừng sản xuất bẫy muỗi Mosla lại là hạnh phúc vì đã làm tròn sứ mệnh của mình”, ông Khỏe cười.

Bẫy muỗi của nhà sáng chế mới học hết lớp 8 - Ảnh 3.

20-10: Hạn chót nhận hồ sơ dự án đăng ký tham gia Tuổi Trẻ Start-up 2024

Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 do báo Tuổi Trẻ và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM tổ chức, phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC) và Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam).

Với chủ đề Cảm hứng khởi nghiệp xanh, năm nay chương trình ưu tiên lựa chọn những ý tưởng, mô hình, giải pháp, sản phẩm khởi nghiệp thân thiện với môi trường, tạo ra những giá trị thiết thực cho cộng đồng, qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy nhanh nền kinh tế tuần hoàn, hướng đến mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 của Chính phủ vào năm 2050.

Hội đồng thẩm định sẽ tiếp xúc và kết nối với start-up qua hình thức chấm giải đặc biệt Coffee Talk. Những start-up sáng giá sẽ được vinh danh trong gala dự kiến tổ chức vào tháng 11-2024.

Ngoài chia sẻ câu chuyện trên mặt báo, các dự án khởi nghiệp tham dự chương trình có cơ hội tiếp cận với nhiều quỹ đầu tư cũng như được truyền thông, quảng bá hình ảnh đến cộng đồng.

Top 20 start-up được chọn vào chung kết sẽ được hỗ trợ một khoản kinh phí với sự đồng hành của các đơn vị: VinaCapital, Ngân hàng ACB, Volvo, KN Group, Dai-ichi Life Việt Nam, An Hòa, Faslink, Ecco Golf Vietnam, Tín Nghĩa…

Trong đó giải đặc biệt (100 triệu đồng) từ ban cố vấn chương trình là ông Phạm Phú Ngọc Trai – chủ tịch PRO Vietnam.

Tìm hiểu thêm về Thể lệ tham dự Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 và mẫu đăng ký tham dự Tuổi Trẻ Start-up Award 2024.

Chương trình đang nhận hồ sơ tham gia của các dự án đến ngày 20-10 tại email: [email protected].

Bẫy muỗi của nhà sáng chế mới học hết lớp 8 - Ảnh 4.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *