Con trai có được mượn tên ‘Con trai Dì Cẩn’ để kinh doanh?

“Việc đánh giá quan hệ cha, mẹ, con giữa bà Nguyễn Thị Cẩn (Dì Cẩn) với ông Trương Thành Nam có thể cần những dẫn chứng liên quan đến con chung, con riêng hoặc con được đăng ký khai sinh trong thời kỳ chung sống giữa Dì Cẩn và chồng.

Trong nhiều thời kỳ, việc đăng ký khai sinh, xác định quan hệ cha, mẹ, con có thể có những điểm liên quan có thể chưa được làm rõ.

Tuy nhiên, quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hay các vấn đề khác gắn với nhân thân và việc xác định quan hệ cha, mẹ, con không phải là yếu tố để con có thể sử dụng nhãn hiệu của mẹ hay của người khác dựa trên những giá trị pháp lý về quan hệ hôn nhân.

Luật sư Lê Cao

Vấn đề là sự đồng thuận hoặc quyền xác lập đối với nhãn hiệu của Dì Cẩn có được chuyển giao cho người khác sử dụng hay không trên thực tế.

Điều 77 nghị định 65/2023/NĐ-CP xác định các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu rất rõ.

Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm còn là “hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng”.

Nhãn hiệu “Con trai Dì Cẩn” tương tự về cấu trúc với nhãn hiệu đối chứng, mặc dù có chứa thành phần thứ yếu là “Con trai”, tuy nhiên sự thêm đó không làm thay đổi thành phần chủ yếu “Dì Cẩn” dẫn đến gây nhầm lẫn.

Đồng thời việc cùng kinh doanh một loại hàng hóa là mắm thuộc cùng một nhóm hàng hóa về bản chất có chức năng và công dụng như nhãn hiệu đối chứng lại thêm thành tố “Con trai” vào nhãn hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Bởi lẽ dù có là con trai về mặt pháp lý đi chăng nữa thì các loại hàng hóa đó được sản xuất khác nhau của những chủ thể hoàn toàn khác nhau với tính chất, công thức và chất lượng có thể khác nhau.

Hơn nữa, chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký không cho phép sử dụng nhãn hiệu “Dì Cẩn” nên việc đưa nội dung này vào nhãn hiệu của mình làm cho yếu tố quan trọng này tạo ra nhầm lẫn là dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Chủ thương hiệu mắm Dì Cẩn có thể sử dụng các công cụ pháp lý như khởi kiện dân sự, yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc để bảo vệ thương hiệu đã được pháp luật bảo hộ.

Liên quan vụ bà T.T.T.M. – đại diện thương hiệu đặc sản mắm nổi tiếng miền Trung (Dì Cẩn) – kiện ông Trương Thành Nam (Đà Nẵng) quanh nhãn mắm “Con trai Dì Cẩn”, luật sư cho rằng dù là con trai thật thì cũng không được lấy tên thương hiệu của mẹ khi chưa được đồng ý.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *