Mỗi thành công có dáng ngoại, dáng mẹ, dáng dì

Quang Trọng Minh trong phòng thí nghiệm tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM – nơi anh làm việc – Ảnh: NVCC

Chàng giảng viên sinh năm 1997 này có lý lịch khoa học khá hoành tráng với 3 công trình nghiên cứu, 8 bài báo khoa học đã được đăng trên các tạp chí trong, ngoài nước và 19 bằng khen, giấy khen từ cấp bộ, cấp thành đến cấp trường.

“Tôi học từ tấm gương học tập của dì ruột là PGS.TS.BS Châu Ngọc Hoa – phó chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Y Dược TP.HCM. Tôi cũng học từ sự quan tâm, động viên của ngoại và mẹ – những người phụ nữ tôi thương và hết mực thương tôi”, Quang Trọng Minh xúc động nói.

Khi mình biết ơn tình thâm và những người thân sinh, dưỡng không chỉ vật chất mà còn tinh thần, lúc ấy chúng ta sẽ có sức mạnh để đương đầu khó khăn, vượt qua thử thách, vươn tới những khát vọng lớn lao trong đời.

Anh Quang Trọng Minh

Động lực từ truyền thống gia đình

Người dì của Minh (PGS.TS.BS Châu Ngọc Hoa), theo anh, là tấm gương cho rất nhiều con cháu. “Dì như một nữ tướng, bằng việc học và thành công trong chuyên môn đã truyền cảm hứng cho con cháu mình. Các con cháu cứ vậy, nhìn dì và nỗ lực học hành để giỏi hơn và giỏi nhất có thể”, ThS Minh nói.

Với cá nhân mình, Quang Trọng Minh từng nghe ngoại kể về con gái của mình, là dì Hoa, với tình yêu con chữ vô bờ bến. “Hồi xưa, ngoại tôi với gian tạp hóa nhỏ ở quận Bình Thạnh đã nuôi các con lớn khôn, đã lo cho dì ăn học thành tài. Đó là niềm tự hào của ngoại và cả gia đình”, Minh chia sẻ.

Chính vì thấy niềm tự hào của gia đình ở sự thành đạt của dì nên ngay từ nhỏ Quang Trọng Minh đã khép mình nghiêm túc trong việc học. “Tôi nỗ lực và không ngừng phấn đấu cho những mục tiêu nhỏ cho đến mục tiêu lớn. Mỗi thành tích đạt được không chỉ là của cá nhân mà tôi xem đó là món quà tặng ngoại, tặng mẹ và theo bước chân dì”.

Khi học xong phổ thông, Quang Trọng Minh tuy không vào được ngành y như mong muốn nhưng việc rẽ hướng qua ngành công nghệ sinh học cũng là do định hướng từ dì. Ngành học này cũng phù hợp với tố chất của chàng trai vốn yêu khoa học từ bé, nhất là thế giới tự nhiên và con người quanh mình.

Minh học đại học ở cơ sở Bình Dương nên mỗi ngày lặn lội chạy xe từ TP.HCM là hành trình đáng nhớ. “Tôi cứ cố gắng, cần mẫn mỗi ngày với động lực, truyền thống học hành của gia đình khi các anh chị của mình cũng đang theo đuổi sự học bằng đam mê, bằng tình yêu”, Trọng Minh bộc bạch.

Mỗi thành công có dáng ngoại, dáng mẹ, dáng dì - Ảnh 2.

Quang Trọng Minh trong ngày vui tốt nghiệp đại học bên ba mẹ – Ảnh: NVCC

Biến cố và vững tâm chinh phục con đường

Nhớ lại buổi học đặc biệt của mấy năm trước, khi đang là sinh viên năm 3, “lúc ngồi ở giảng đường, nghe điện thoại ba gọi báo tin ngoại mất, tôi đã lặng người, không nén được nước mắt”, Minh rưng rưng.

Trên đường về, thời gian dài như vô tận. Lúc đó, Minh nghe những người thân kể lại, dì Hoa đã khóc vì là bác sĩ mà không cứu được mẹ mình. “Sinh ly tử biệt vốn là lẽ tự nhiên của đời người”.

Thương ngoại nhất, Minh khẳng định về tình cảm dành cho người bà quá cố, khi anh có thời gian lớn lên cùng bà từ nhỏ. Ba mẹ bận rộn mưu sinh nhiều hơn nên những gần gũi chan hòa thường với người bà. Cậu bé Minh lớn lên giữa miền cổ tích của bà, trong đó có cổ tích học hành thành đạt của dì Hoa.

Gia đình không có nền tảng từ sớm, lại nghèo, dì của Minh phấn đấu bằng chính năng lực thực thụ để có vị trí trong công việc. Người bà của Minh mỗi ngày đã trút vào trong tâm trí đứa cháu rằng chỉ cần mình tử tế, phấn đấu, giỏi giang thực sự thì cuộc sống sẽ ghi nhận, mình sẽ làm được việc và thành công.

Minh tin. Và chàng sinh viên 9x ngày ấy càng cố gắng gấp nhiều lần để khẳng định bản thân khi ngoại qua đời. “Tôi nghĩ, đó sẽ là món quà quý nhất dâng lên hương linh bà”.

Và rồi Minh đã chinh phục những thành tựu nho nhỏ, những bằng khen về “sinh viên 5 tốt” cấp trường, cấp thành, cấp bộ cùng những bằng khen tương tự trong lĩnh vực học tập và nghiên cứu. “Phần thưởng cho cá nhân mình, tôi vui một nhưng tôi biết mẹ và ngoại vui mười vì nhìn thấy con cháu mình thành đạt”.

Ít chụp hình lưu niệm, đó là thói quen của gia đình Minh. Anh cho biết có lẽ đây là một thiếu sót đáng tiếc vì nhiều khi mong muốn nhìn lại kỷ niệm thật không dễ dàng. Minh bảo sẽ cố gắng từ nay về sau thay đổi thói quen này để không bỏ lỡ khoảnh khắc nào.

Ngày nhận bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi và bằng khen thủ khoa đầu ra của trường, Quang Trọng Minh mang về nhà và thủ thỉ với ngoại: “Con đã làm được mong ước của ngoại rồi, con tặng món quà này cho ngoại đây”. Ba mẹ Minh ôm con vào lòng vừa mừng, vừa thương, vừa xúc động.

Chính ngoại, dì và sự chắt chiu nuôi dạy của người mẹ tần tảo của mình đã thôi thúc Quang Trọng Minh học lên, học thêm để có thể phát triển bản thân vững vàng hơn. Vừa tốt nghiệp thạc sĩ ngành di truyền học tại Trường ĐH Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), Trọng Minh đã có công việc tại Trường ĐH Y Dược TP.

“Tôi sẽ học lên nữa, vì tất cả chỉ mới bắt đầu. Hành trình của mình là mỗi ngày, ngay từ hôm nay” – Quang Trọng Minh chia sẻ dự định tương lai của mình.

Mỗi thành công có dáng ngoại, dáng mẹ, dáng dì - Ảnh 3.Nhật ký Mã Yến: Chiếc bút và bóng dáng của mẹ…

TTO – Cuốn Nhật ký Mã Yến được chia thành hai phần. Phần một là toàn bộ nguyên văn nhật ký viết từ mùng 2 tháng 9 đến ngày 28-12-2000, do mẹ của Mã Yến trao cho Pierre Haski tháng 5-2001. Dưới đây, TTO trích đăng một số đoạn nhật ký của phần 1, khi Mã Yến đang học năm cuối cùng của bậc tiểu học.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *