Ga thích ứng trục trặc vì dính nước, xe lao vun vút trên đường cao tốc

Sự cố xảy ra khi tài xế làm đổ nước uống lên nút điều khiển, khiến hệ thống ga tự động bị lỗi và xe lao đi với tốc độ cao – Video: The Paper

Thót tim trên đường cao tốc

Tình huống nguy hiểm xảy ra vào tối 6-7, trên tuyến đường cao tốc G1523 thuộc địa phận tỉnh Ôn Châu (Trung Quốc). Một tài xế hốt hoảng gọi điện báo cảnh sát, cho biết chiếc xe của anh ta đang chạy với vận tốc 120km/h về hướng tỉnh Phúc Kiến mà không thể giảm tốc hay dừng lại. Nguyên nhân được cho là do chức năng ga thích ứng (cruise control) bị mất kiểm soát.

Cảnh sát Ôn Châu đã phối hợp với lực lượng giao thông triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn. Các trạm thu phí dọc tuyến đường được đóng cửa, xe cộ được phân luồng để giảm mật độ giao thông trên tuyến chính. Cảnh sát cũng bố trí lực lượng chờ sẵn ở phía trước, sẵn sàng can thiệp khi cần thiết.

May mắn là sau khoảng mười phút, tài xế đã tự khắc phục được sự cố và khôi phục hoạt động bình thường của xe.

Chia sẻ với cảnh sát, tài xế cho biết có thể anh vô tình làm đổ nước uống lên nút điều khiển ga tự động, dẫn đến sự cố đáng tiếc trên.

Nguyên nhân có thể do đoản mạch

Trao đổi với phóng viên tờ The Paper, đại diện Trung tâm Kiểm tra ô tô Trung Quốc nhận định nguyên nhân khiến xe mất kiểm soát trên đường cao tốc có thể do nước uống đã thấm vào linh kiện điện tử của hệ thống ga tự động, gây ra hiện tượng đoản mạch.

Điều này khiến hệ thống ga tự động liên tục được kích hoạt, bất chấp việc tài xế đã tắt tính năng này.

Vị chuyên gia này cũng lý giải thêm, hệ thống ga tự động và phanh xe hoạt động độc lập với nhau. Thông thường, việc đạp phanh sẽ vô hiệu hóa chế độ ga tự động. Tuy nhiên, trong trường hợp hệ thống này bị đoản mạch, việc nhấn phanh chỉ có thể tạm thời giải quyết vấn đề.

Nếu gặp phải tình huống tương tự, tài xế nên thử đạp phanh nhiều lần để vô hiệu hóa hoàn toàn tính năng ga tự động.

Đây không phải lần đầu tiên xảy ra sự cố xe mất kiểm soát do nước uống làm hỏng hệ thống ga tự động.

Trước đó, vào tháng 10-2022, một tài xế Trung Quốc họ Tạ đã gặp phải tình huống tương tự khi đang lái xe từ Hàng Châu. Sau khi bật ga tự động và cài đặt tốc độ 120km/h, xe của anh bất ngờ tăng tốc lên 126km/h mà không thể giảm tốc độ.

Anh đã thử mọi cách nhưng đều không thể tắt chế độ ga tự động, phanh xe cũng không hoạt động. Nhờ sự hỗ trợ của cảnh sát giao thông và kỹ thuật viên của hãng xe, anh Tạ mới có thể dừng xe an toàn.

Kết quả kiểm tra cho thấy một vết bẩn màu trắng đã bám vào linh kiện điện tử điều khiển ga tự động khiến hệ thống này bị lỗi. Anh Tạ cho biết vết bẩn này có thể là do anh làm đổ trà sữa trước đó.

Cư dân mạng nói gì?

Vụ việc trên đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Nhiều người tỏ ra kinh ngạc vì không nghĩ nước dễ ngấm qua khe, gây đoản mạch đến vậy.

Hệ thống hỗ trợ lái tiên tiến thường hữu dụng, nhưng cũng khó tránh khỏi một số sự cố ngoài tầm kiểm soát – Ảnh minh họa: Car and Driver

– Tôi thực sự không dám sử dụng chức năng này. Tôi đã thử một hoặc hai lần trước đây khi gặp một con đường dốc, chiếc xe lao như điên để đạt được tốc độ đã đặt là thật đáng sợ.

– Suy cho cùng, sản phẩm điện tử vẫn còn những yếu tố thô sơ và không hoàn hảo nhất định, còn phần cứng cơ khí thì có độ bền nhất định.

– Không phải một phần quan trọng như vậy không thấm nước sao?

– Nên lắp chức năng ngắt bằng tay trên xe.

– Tôi cũng từng trải qua cảm giác này. Tôi sợ chết khiếp. May mắn thay, tôi phanh gấp vài lần trong vòng hai hoặc ba phút và cuối cùng thoát nạn. Tôi không bao giờ dám sử dụng ga thích ứng nữa. May mà tôi không đầu hàng, nếu không, cả nhà đều ở trên xe, chúng tôi cũng không dám nghĩ đến hậu quả.

– Như vậy hệ thống phanh phải được tách biệt độc lập với tất cả các chức năng, cho dù xe đang ở chế độ nào, miễn là tài xế đạp phanh thì lệnh phanh vẫn phải được thực hiện. Ngay cả khi hệ thống điều khiển hành trình không bị hủy, lệnh phanh cũng phải được thực hiện.

– Thật may tôi sử dụng xe 9 năm rồi mà không biết cái ga thích ứng ở đâu.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *