Ăn lẩu sai cách, món ngon cũng thành chất độc

Món lẩu ngon nhưng cần kết hợp đúng các nguyên liệu – Ảnh minh họa

Ăn tái dễ nhiễm giun sán

Lẩu là món ăn lý tưởng để cả gia đình quây quần đầm ấm và ai cũng nghĩ rất tốt cho sức khỏe bởi nó chứa đa dạng các loại rau và thực phẩm. Nhưng theo bác sĩ Đinh Minh Trí, Đại học Y Dược TP.HCM, nhiều người ăn lẩu sai cách không chỉ hại sức khỏe mà còn khiến cơ thể mắc bệnh.

Bác sĩ Trí phân tích, nhiều người ăn lẩu thường nhúng sơ qua rau vì nghĩ ăn như vậy rau mới giòn, ngọt và ngon hơn, nhưng đây là cách ăn rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm ký sinh trùng.

Các loại rau nhúng lẩu có rau cần, rau ngổ, rau rút, cải xoong, là rau thủy sinh mọc dưới nước. Đây là môi trường có điều kiện lý tưởng để ấu trùng đuôi và nang trùng sán lá gan phát triển, bám vào các loại rau sống dưới nước.

Chưa kể nếu nguồn nước không sạch sẽ, có chất thải sinh hoạt, động vật thì rất dễ các loại rau thủy sinh nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, các loại giun sán khác. Khi không nấu chín kỹ hay nhúng lẩu sơ qua có thể khiến người ăn bị nhiễm ký sinh trùng.

Sán lá gan xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương các bộ phận như gan, thành ruột, thành dạ dày, thành bụng. Sán sẽ sinh sôi, đẻ trứng và ký sinh lâu dần gây viêm, xơ thậm chí là ung thư gan, đường mật. 

Ngoài ra, các bệnh do ký sinh trùng khác như giun đi lạc chỗ đến cơ quan quan trọng, tắc ruột, tắc ống mật, viêm màng não, rối loạn tim mạch, viêm phổi, viêm ruột, thiếu máu, suy dinh dưỡng.

GS.TS Nguyễn Văn Đề, nguyên chủ nhiệm bộ môn ký sinh trùng, Trường đại học Y Hà Nội cho biết, không chỉ các nhóm rau thủy sinh như rau muống, cải xanh, cần, ngổ, cải xoong có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng cao mà cả các rau trên cạn như rau muống, cải xanh khi nghiên cứu cũng có loại bị nhiễm ký sinh trùng.

Các loại ký sinh trùng trong rau như giun đũa, giun tóc, giun móc, sán lá gan nhỏ, giun lươn, sán ruột… thì tỉ lệ nhiễm đơn bào chung trong rau là 53% và 72,2%, trong đó có cả khuẩn E.coli và bào nang amip. 

Khi nhiễm các loại đơn bào này, bệnh dễ chuyển sang thể mạn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm gan và áp xe gan do amip đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.

GS Đề lo ngại, rửa rau bằng nước muối, nước ozon, nước sát trùng… cũng chỉ có tác dụng rửa bớt các loại đơn bào, chứ ít có tác dụng với các loại trứng giun sán vì vỏ rất dày. 

Thực tế thử nghiệm đã cho thấy, đem ngâm các loại trứng này vào nước muối bão hòa cũng không diệt được. Hơn nữa, sán lá gan lớn, chui ở trong cọng rau thì không có cách nào rửa sạch được. Vì vậy, nếu người dân sử dụng các loại rau chưa nấu chín thì nguy cơ tiêu chảy và mắc ký sinh trùng rất cao.

Đó là chưa kể đến thói quen được ưa chuộng là nhúng tái thịt bò, cá, hải sản… trong lẩu để giữ độ tươi ngon của thịt cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm các loại giun sán rất lớn.

Ăn lẩu sai cách, món ngon cũng thành chất độc - Ảnh 2.

Khi ăn lẩu các thực phẩm cần đảm bảo chín để không gây hại cho sức khỏe – Ảnh: TTO

Nấu chín kỹ thực phẩm để bảo vệ sức khỏe

GS Đề cảnh báo, cách ăn lẩu chưa chín kỹ có thể dẫn đến giun sán, chúng không những gây rối loạn tiêu hóa, xanh xao thiếu máu, đau bụng, mà còn làm nhiều người phải đến bệnh viện mổ cấp cứu hoặc chết oan vì các biến chứng như giun chui ống mật, viêm ruột thừa, tắc ruột do giun, áp xe gan do giun đũa…

Đặc biệt, nếu ăn thịt bò chưa chín thì tỉ lệ nhiễm sán dây bò rất lớn. Loài sán này rất nguy hiểm, có thể sống trong cơ thể người 50 – 60 năm ở trong ruột, trong cơ, trong não, mắt… Người bị sán dây thường bị đầy bụng, đau vùng rốn, dần dần thấy yếu mệt, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu suy dinh dưỡng do sán chiếm dụng thức ăn.

Chúng thường gây khó chịu, thiếu máu, gây cơn đau ruột thừa, gây tắc nghẽn hoặc bán tắt nghẽn ruột. Đặc biệt, các chất dịch tiết ra từ sán dây có chất độc gây tổn hại hệ thống tim mạch, cơ quan tạo máu, hệ thống thần kinh và các tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết…

Do đó, GS Đề khuyên người dân không nên ăn thịt trâu, thịt bò còn sống hoặc chưa được đun nấu chín, cũng không nên ăn các loại rau chưa chín vì cơ hội bị nhiễm bệnh sán dây là điều không thể tránh khỏi.

Việc điều trị sán dây rất nan giải, đôi khi cả tháng cũng chưa hết. Trong quá trình điều trị phải có sự theo dõi chặt chẽ, sát sao của thầy thuốc vì phản ứng của thuốc có thể gây tử vong cho bệnh nhân.

Kết hợp sai thực phẩm thành chất độc

Bác sĩ Trí cho biết khi ăn lẩu nên tránh những đại kỵ trong kết hợp thực phẩm:

– Lẩu hải sản không ăn cùng thực phẩm chứa vitamin C: Khi ăn cùng các loại thực phẩm nhiều vitamin C như cà chua, khoai lang… thì asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), có thể gây ngộ độc cấp tính, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

– Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi: Kết hợp 2 thứ này lại với nhau sẽ khiến bạn rất dễ bị đau bụng, nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón, rất khó chịu.

– Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm: Kết hợp kiểu này sẽ phá hủy hoặc làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.

– Lẩu gà không dùng rau kinh giới: Rau kinh giới “kỵ” thịt gà. Ăn hai thứ này chung với nhau có thể gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.

– Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây: Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.

Những lưu ý khi ăn lẩu

– Phải ăn chín uống sôi.

– Không nên ăn khi vừa mới gắp ra vì ăn nóng có thể gây bỏng niêm mạc miệng và họng, đặc biệt có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc dùng đồ ăn nóng và căn bệnh ung thư vùng miệng, ung thư đường ruột là có liên quan với nhau.

– Không ăn quá mặn vì ăn quá mặn sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe đặc biệt là đối với những người bị huyết áp cao.

– Mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài không quá 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Vì khi kéo dài thời gian ăn uống, hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc vất vả hơn, gây quá tải từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *