Thi tốt nghiệp THPT 2025: Môn tiếng Anh được chọn nhiều

Một tiết học tiếng Anh của học sinh lớp 12A2 Trường THPT Trần Phú (quận Tân Phú, TP.HCM) – Ảnh: NHƯ HÙNG

Kết quả cho thấy theo thứ tự từ cao đến thấp là ngoại ngữ (hầu hết là tiếng Anh) 16,4%, vật lý 16,2%, địa lý 16,2%, lịch sử 15,2%, hóa học 12,4%, giáo dục kinh tế và pháp luật 10,4%, sinh học 6,2%, công nghệ 3,9% và tin học 3,1%.

Chiếm 41% tổ hợp xét tuyển

Có ý kiến cho rằng khi ngoại ngữ trở thành môn tự chọn trong thi tốt nghiệp THPT, việc chọn môn học này có thể sẽ giảm. Những năm trước, ngoại ngữ là môn thi bắt buộc và là môn thường có điểm trung bình thấp nhất trong các môn thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy ngoại ngữ là môn được lựa chọn nhiều nhất.

Địa phương hoặc khu vực có điểm trung bình ngoại ngữ những năm trước cao thì có xu thế chọn môn ngoại ngữ làm môn tự chọn cao như TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Vĩnh Phúc hoặc khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng nói chung… Đây là những địa phương/khu vực có điểm trung bình môn ngoại ngữ năm 2024 từ 6 trở lên.

Ngoài ra, một lý do khiến học sinh chọn môn tiếng Anh là số tổ hợp xét tuyển ĐH có môn ngoại ngữ chiếm khoảng 41% tổ hợp xét tuyển. Trong đó có khoảng 20 tổ hợp xét tuyển có môn tiếng Anh cho nhiều lĩnh vực đào tạo nên nhiều học sinh đã chọn môn tiếng Anh thay vì các môn khác.

Một lý do khác cần được chú ý là tác động tích cực của nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giúp học sinh hiểu rõ hơn về nhu cầu của địa phương so với giai đoạn trước.

Vì vậy, tỉ lệ học sinh chọn thi môn tiếng Anh chiếm thế áp đảo ở một số địa phương như TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu… cũng là điều dễ hiểu. Ở khu vực ĐBSCL, tỉ lệ chọn môn công nghệ chiếm đến 5,9% cho thấy có sự phân hóa việc chọn bậc học tiếp theo.

Các môn xã hội vẫn chiếm ưu thế

So sánh với năm 2024, ngoại trừ khu vực Đông Nam Bộ, xu thế chung các môn xã hội vẫn chiếm ưu thế so với các môn tự nhiên. Tỉ lệ chọn môn tự nhiên có xu hướng giảm nhẹ ở các tỉnh khảo sát thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL, Đông Nam Bộ, chủ yếu là chuyển dịch sang chọn môn thi ngoại ngữ.

Ở các tỉnh khảo sát thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thì có sự chuyển dịch từ giảm chọn môn xã hội sang tăng tỉ lệ chọn môn tự nhiên và các môn thi như ngoại ngữ, tin học, công nghệ.

Với giới hạn bốn môn thi tốt nghiệp, và được trang bị kiến thức giáo dục địa phương, bước đầu đã có tác động đến việc thận trọng chọn môn thi tốt nghiệp của học sinh. Việc này góp phần giảm sự lệch pha giữa môn xã hội với môn tự nhiên vì xu thế chuyển dịch sang các môn thi mới như ngoại ngữ, tin học, công nghệ.

Như vậy, so với các năm trước, có thể thấy việc dự kiến chọn môn thi của học sinh đã giảm áp lực lệch pha trong chọn lĩnh vực ngành nghề, quá nghiêng về các môn xã hội, gắn với thế mạnh ngành nghề theo định hướng giáo dục địa phương.

Khi kết quả tốt nghiệp THPT còn được sử dụng như là một trong các phương thức xét tuyển vào ĐH thì vẫn tồn tại xu thế chọn môn thi theo tổ hợp xét tuyển ĐH.

Nếu như năm 2024, mỗi học sinh có sáu môn thi tốt nghiệp, nghĩa là có tối đa 20 tổ hợp xét tuyển ĐH để lựa chọn thì năm 2025, mỗi học sinh có bốn môn thi tốt nghiệp. Điều này đặt ra trách nhiệm học sinh phải xác định chính xác về nghề nghiệp phù hợp, tìm hiểu kỹ ngành học tương ứng rồi mới đến việc quyết định chọn môn thi tốt nghiệp.

Một lý do khiến học sinh chọn môn tiếng Anh là số tổ hợp xét tuyển ĐH có môn ngoại ngữ chiếm khoảng 41% tổ hợp xét tuyển. Trong đó có khoảng 20 tổ hợp xét tuyển có môn tiếng Anh cho nhiều lĩnh vực đào tạo nên nhiều học sinh đã chọn môn tiếng Anh thay vì các môn khác.

TS LÊ THỊ THANH MAI

Định hướng ngành nghề từ sớm

Với thí sinh, hiện vẫn chưa thấy sự tương quan giữa chọn bài thi với điểm số môn tương ứng. Vì vậy học sinh cần chú ý kỹ năng lực học tập, định vị thật kỹ nghề nghiệp phù hợp, tìm hiểu kỹ các ngành học tương ứng và tranh thủ thêm cơ hội đối với các phương thức xét tuyển khác. Với học sinh sẽ tốt nghiệp năm 2025, cần tích cực tham gia các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh.

Với các trường phổ thông nên tổ chức các khóa học hỗ trợ hoặc ôn luyện cho học sinh. Tăng cường sự liên kết giữa các môn học với các ngành nghề thực tế (như kỹ thuật, y học, môi trường, kinh tế số, tự nhiên, khoa học liên ngành…) trong các hoạt động hướng nghiệp, trải nghiệm để thúc đẩy động lực học cho học sinh.

Chủ động kết nối với các cơ sở giáo dục ĐH hoặc các đơn vị truyền thông để tổ chức thêm các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn chuyên sâu theo nhóm đối tượng gắn với hoạt động đảm bảo chất lượng của nhà trường.

Chuẩn bị sớm cho học sinh lớp 10

Riêng với học sinh lớp 10, tổ chức cho học sinh được khám phá bản thân thông qua công cụ hướng nghiệp 4.0 để làm cơ sở tư vấn cho học sinh, phụ huynh trước khi chọn tổ hợp môn học nhằm đảm bảo việc lựa chọn tổ hợp môn có cơ sở khoa học, theo định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

Cơ hội với thi đánh giá năng lực

Với thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM 2025, tổng số điểm liên quan đến ba môn toán, văn, tiếng Anh chiếm 75%. Do đó, lợi thế nghiêng về học sinh chọn tổ hợp môn học có tiếng Anh trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hoặc thí sinh tự do luyện thi đánh giá năng lực có môn tiếng Anh.

Trong khi đó, kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội có hai phần thi bắt buộc gồm 50 câu hỏi toán học và xử lý số liệu, 50 câu hỏi văn học – ngôn ngữ. Như vậy, cũng giống kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, các môn toán, văn, tiếng Anh đóng vai trò chủ đạo.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *