Người dân vẫn cố ở lại điểm sạt lở, Lâm Đồng cưỡng chế di dời

Vụ sạt lở ngày 20-7 làm chết 1 người, và đè sập thêm 1 nhà bên cạnh – Ảnh: L.A

Ngày 22-7, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các huyện, thành phố tổng lực rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở đất và tiến hành khắc phục để ngăn chặn phát sinh hậu quả.

Đồng thời di dời người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở đất cao, những vùng có khả năng sạt lở đất liên hoàn.

Chỉ đạo này được đưa ra sau khi tại xã Đạ K’Nàng (huyện Đam Rông) xảy ra thêm 1 vụ sạt lở đất làm 1 người chết, 1 người bị thương vào chiều 20-7. Đáng nói, vụ việc đau lòng này xảy ra ở cạnh vị trí đã sạt lở đất làm chết 1 người vào ngày 15-5.

Vụ sạt lở đất xảy ra ở huyện Đam Rông làm chết 1 người chiều 20-7 khiến dư luận cảm thấy đáng tiếc về việc thiếu quyết liệt di dời người dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao sạt lở đất.

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, vụ sạt lở đất này khiến anh Nguyễn Quang Duyệt (36 tuổi, ở thôn Trung Tâm, xã Đạ K’Nàng, con ruột chủ nhà) tử vong tại chỗ.

Người còn lại là ông Nguyễn Văn Đồng (42 tuổi, ở thôn Đồng Tâm, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, là con rể chủ nhà), bị đa chấn thương, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng trong tình trạng nguy kịch.

Vụ sạt lở đất đè nát toàn bộ căn nhà, làm chết 1 người - Ảnh: M.V

Vụ sạt lở đất đè nát toàn bộ căn nhà, làm chết 1 người – Ảnh: M.V

Theo người dân ở gần nhà nạn nhân, vào sáng 20-7, chính quyền đã đến căn nhà nằm trong vùng nguy cơ sạt lở để khuyên họ sơ tán đi nơi khác an toàn.

“Nhưng cả nhà họ cứ luẩn quẩn trong đó đông lắm. Chúng tôi khuyên, thôi bác chuyển đi, đừng ở đây nữa! Khi chúng tôi vừa ra đây được nửa tiếng thì đất ập xuống…”, bà S. ở cạnh căn nhà bị đất sạt lở làm sập, gây thương vong cho 2 người, chia sẻ.

Trong báo cáo của UBND huyện Đam Rông, sở dĩ có người ở trong nhà vào thời điểm sạt lở là do họ tự ý quay về nhà lấy đồ đạc.

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết rút kinh nghiệm vụ việc, yêu cầu các lực lượng tại địa phương phải trong tình trạng sẵn sàng ứng phó với sạt lở đất và các hiện tượng thời tiết diễn tiến cực đoan, đặc biệt ở các khu vực gần sông suối, những vùng đất có độ chênh lớn (taluy âm/dương), những nơi từng xảy ra sạt trượt đất.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *