Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết hầu tòa

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được dẫn giải đến tòa sáng 22-7 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sáng nay 22-7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 người khác.

Ông Trịnh Văn Quyết cùng 7 người khác bị xét xử về các tội danh thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xét xử cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng nhiều đồng phạm

42 bị cáo còn lại hầu tòa về các nhóm tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, thao túng thị trường chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong đó, 4 cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM bị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ngoài các bị cáo, hội đồng xét xử triệu tập gần 100.000 người tới phiên tòa, gồm hơn 30.000 bị hại và hơn 64.000 người liên quan, đều là những nhà đầu tư, từng mua cổ phiếu của Trịnh Văn Quyết.

Hiện bị cáo Trịnh Văn Quyết đã nộp hơn 210 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ án.

Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết hầu tòa- Ảnh 2.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Vũ Quang Huy. Hơn 50 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo. Trong đó, riêng bị cáo Trịnh Văn Quyết có bốn luật sư.

Đúng 7h, nhiều xe chuyên dụng dẫn giải 50 bị cáo đến tòa. Ông Trịnh Văn Quyết mặc áo sơ mi trắng, được cảnh sát dẫn giải lên phòng xét xử. An ninh phiên tòa được thắt chặt, những người vào phòng xét xử phải đi qua cửa kiểm soát an ninh. Bên ngoài sân, tòa án dựng rạp lớn, đặt màn hình tivi và hàng nghìn chiếc ghế cho bị hại theo dõi phiên xử. Tuy nhiên đến thời điểm 7h30, chưa có bị hại nào đến dự phiên tòa.

Theo cáo trạng, giai đoạn 2017-2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái là Trịnh Thị Minh Huế cùng nhiều nhân viên FLC mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty.

Sau đó, những người này mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng nhằm thao túng thị trường chứng khoán với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.

Hành vi thao túng các mã cổ phiếu tạo ra cung cầu giả và thổi giá đối với 5 mã cổ phiếu thuộc nhóm FLC. Qua đó, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm gây thiệt hại 723 tỉ đồng cho các nhà đầu tư.

Bị cáo Hương Trần Kiều Dung - cựu phó chủ tịch Tập đoàn FLC - được dẫn giải đến tòa - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bị cáo Hương Trần Kiều Dung – cựu phó chủ tịch Tập đoàn FLC – được dẫn giải đến tòa – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Riêng ngày 10-1-2022, ông Quyết dù không công bố thông tin theo quy định nhưng đặt bán hơn 76,7 triệu cổ phiếu FLC và khớp lệnh 74,8 triệu, thu về gần 1.700 tỉ đồng.

Ở tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan tố tụng xác định ông Quyết nâng khống vốn điều lệ của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros để niêm yết mã cổ phiếu ROS trên sàn giao dịch chứng khoán, nhằm thu tiền của các nhà đầu tư.

Công ty Faros được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ 1,5 tỉ đồng. Đến giai đoạn 2014-2016, ông Trịnh Văn Quyết làm thủ tục tăng khống vốn điều lệ cho doanh nghiệp này, từ con số ban đầu lên tận 4.300 tỉ đồng, tương đương 430 triệu cổ phần.

Khi FLC Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán, chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của các nhà đầu tư.

Mặc dù đã đến giờ xét xử, tuy nhiên khu vực dành cho người bị hại được dựng trong khuôn viên TAND Hà Nội vẫn chưa có ai đến - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Mặc dù đã đến giờ xét xử, tuy nhiên khu vực dành cho người bị hại được dựng trong khuôn viên TAND Hà Nội vẫn chưa có ai đến – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *