Đậu vào ĐH Y Dược Huế để đền đáp anh trai qua đời vì cứu em

Tân sinh viên Nguyễn Hồ Quang Dũng báo tin mình đã hoàn thành ước mơ trúng tuyển vào trường đại học y với anh người anh trai đã khuất 7 năm trước – Ảnh: CÔNG NGỌ

Tấm giấy báo trúng tuyển Trường Đại học Y Dược (Đại học Huế), kèm theo khoản phí tạm ứng đầu năm học hơn 24 triệu đồng khiến chàng tân sinh viên nghèo vui mừng mà ưu tư. Chạm tay vào ước mơ của chính mình và của cả người anh trai đã khuất 7 năm trước nhưng Dũng rất cần được tiếp sức đến trường.

Cha mất vì tai nạn tàu hỏa, anh trai mất vì đuối nước

Trong ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ nằm nép mình bên con đường làng nhỏ dẫn lối vào thôn Vân Cù – Nam Thành (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), bà Hồ Thị Xuân, mẹ Dũng ngồi bên chiếc máy may, bàn tay thoăn thoát khâu lại những đường chỉ sờn ra trên những bộ quần áo cũ.

Thi vào ngành y để ‘đền đáp’ anh trai đã qua đời khi cứu em - Ảnh 2.

Bà Hồ Thị Xuân bên cậu con trai Nguyễn Hồ Quang Dũng – Ảnh: BẢO PHÚ

Kể từ ngày con trai nhập học, ngoài làm việc ở một công ty may với đồng lương hơn 6 triệu đồng mỗi tháng, bà Xuân còn đi khắp nơi nhận thêm áo quần cũ của bà con xóm giềng để sửa, đặng kiếm chút tiền lo cho con đến giảng đường đại học.

9 năm trước, trong một lần đi phụ thợ hồ về, chồng của bà Xuân không may va chạm với tàu hỏa rồi qua đời. Cú sốc mất chồng chưa kịp nguôi ngoai thì 2 năm sau người con trai đầu của bà cũng bị đuối nước.

Sau biến cố, bà Xuân gần như quỵ ngã. Dũng là chỗ dựa tinh thần cũng như động lực sống duy nhất của bà Xuân. Thương con, người phụ nữ gầy guộc cố gượng dậy, rau cháo nuôi nhau.

Dũng hứa gì trước di ảnh anh trai?

Hôm hay tin mình đậu đại học, người đầu tiên Dũng báo tin này không phải là mẹ mà là… vong linh người anh trai ruột của bạn đã khuất cách đây 7 năm trước.

Người anh trai lớn hơn Dũng hai tuổi có đôi mắt sáng và học rất giỏi. Hai anh em đã cũng nhau trải qua những năm tháng tuổi thơ đẹp nhất đời người, những buổi trưa hè nóng nực cùng đám nhỏ trong xóm trốn mẹ đi tắm sông, dạo mát…

Thi vào ngành y để ‘đền đáp’ anh trai đã qua đời khi cứu em - Ảnh 3.

Sau bao nỗ lực, Nguyễn Hồ Quang Dũng đã thực hiện được ước mơ của người anh trai đã mất vì cứu sống cậu hơn 7 năm trước – trở thành một bác sĩ – Ảnh: BẢO PHÚ

“Anh trai mình học giỏi lắm, năm nào cũng có giấy khen ở trường. Anh kể muốn trở thành một bác sĩ, được khoác trên mình tấm áo blouse trắng, đeo ống nghe ở cổ trong rất oai” – Dũng kể, và cho hay cũng mơ được làm bác sĩ như anh.

Một buổi chiều hè, hai anh em Dũng cùng một bạn nhỏ hàng xóm ra bến sông gần nhà tắm mát. Trong lúc trêu đùa, không may Dũng cùng người bạn bị hụt hơi, đuối nước. Anh trai Dũng là người đã dũng cảm bơi ra cứu hai em nhỏ thoát khỏi tay tử thần.

Cứu được hai em, nhưng người anh lại không được may mắn. Hôm đó nước chảy xiết, anh trai của Dũng lại đuối sức, lả đi. Người ta tìm thấy anh không lâu sau đó ở ngay khúc sông gần nhà.

Hôm “tiễn” anh đi đoạn cuối, đứng trước di ảnh, Dũng lúc đó tuy chỉ mới là cậu nhóc 11 tuổi nhưng đã hứa với anh trai rằng sẽ cố gắng thay anh đạt được ước mơ trở thành bác sĩ.

Học sinh giỏi hóa của tỉnh

Kể từ đó, bạn bè lối xóm ít thấy Dũng ra ngoài để đùa vui như trước. Cậu bé hiếu động ngày nào dần trở thành người ít nói, lầm lũi hơn.

“Mình có rất ít bạn bè. Hàng ngày sau khi phụ giúp mẹ làm việc nhà như nấu cơm, giặt giũ quần áo ra thì mình sẽ ngồi vào bàn để học. Mình phải đậu vào Trường Đại học Y Dược Huế, phải trở thành một bác sĩ thật giỏi bởi đó không chỉ là ước mơ của mình mà còn của anh trai”, Dũng dặn lòng.

Thi vào ngành y để ‘đền đáp’ anh trai đã qua đời khi cứu em - Ảnh 4.

Những tờ giấy khen của Nguyễn Hồ Quang Dũng là nguồn động lực lớn nhất để bà Xuân cố gắng – Ảnh: BẢO PHÚ

Suốt mấy năm trời, Dũng tự tìm niềm vui cho bản thân bằng việc học, đặc biệt là với môn hóa. Khác với bạn bè cùng trang lứa, cách để Dũng giảm tải căng thẳng sau những giờ học vất vả đó là tìm giải những đề thi môn hóa khó nhằn nhất.

Niềm đam mê cháy bỏng với những phương trình hóa học giúp cậu học sinh nghèo được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi môn hóa của trường, và giành giải ba kỳ thi chọn học sinh giỏi toàn tỉnh năm học 2023-2024.

Kỳ thi vừa qua, Dũng đậu vào ngành Răng – Hàm – Mặt ,Trường Đại học Y Dược (Đại học Huế) với 27,8 điểm.

Tiếp sức đến trường: Nam sinh nhịn ăn sáng và nỗ lực đến cùng để biến ước mơ thành hiện thực

Trước khi bước vào kỳ thi THPT để chọn điểm vào đại học, Dũng đã tìm hiểu và tự tin rằng mình sẽ đậu vào Trường Đại học Y Dược Đại học Huế. Cú sốc đầu tiên ập đến không phải là điểm sàn mà chính là thông tin năm nay nhà trường sẽ tăng học phí với mức gần 49 triệu đồng/năm học – số tiền khổng lồ đối với gia cảnh của Dũng.

Thi vào ngành y để ‘đền đáp’ anh trai đã qua đời khi cứu em - Ảnh 5.

Những năm đi học trên ghế nhà trường Quang Dũng (áo đen, đầu tiên từ phải sang) luôn là học sinh thuộc top đầu của trường, lớp – Ảnh: NVCC

Để hiện thực hóa giấc mơ, từ năm lớp 12 Dũng đã nhịn bớt bữa sáng, bỏ ống heo để tích cóp tiền đi học đại học. Được nhận học bổng hay tiền thưởng học sinh giỏi, anh đều để dành lại, chẳng dám tiêu pha.

Thế nhưng số tiền đó vẫn chỉ là muối bỏ bể so với con số hơn 24 triệu đồng tạm ứng đầu năm học ghi trên tờ giấy báo trúng tuyển vào đại học.

Hôm nhận tin con trai đậu đại học, bà Xuân đã chẳng thể nào ngủ được. Cứ mỗi lần nhắm mắt thì con số gần 49 triệu đồng/năm học của Dũng lại hiện lên tròn trĩnh trong đầu bà.

“Sau năm học trưởng mắt của con là cả một chặng đường dài, mà năm nào học phí cũng vậy thì thực lòng tôi chẳng biết phải lấy đâu ra tiền lo cho con tròn gánh học đây. Thấy con học giỏi mà có nguy cơ phải nghỉ học giữa chừng, tôi lại chẳng biết phải làm sao”, bà Xuân rơm rớm nước mắt.

Cậu học trò kiệm lời nhưng nghị lực

Ông Nguyễn Sanh Nghị (63 tuổi) – hàng xóm ở gần nhà Nguyễn Hồ Quang Dũng – nói rằng hôm Dũng đậu đại học, cả xóm nhỏ ai cũng vui. “Cháu Dũng học giỏi lắm, năm nào cũng nhận được giấy khen học sinh giỏi. Biết nó đậu đại học, cả xóm vừa mừng vừa lo, không biết nó lấy tiền đầu để đi học y nữa”, ông Nghị nói.

Nhắc về Nguyễn Hồ Quang Dũng, thầy giáo Nguyễn Đắc Hoàng Phước (giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của Dũng) cứ nhớ như in hình ảnh cậu học trò nhỏ nhắn, kiệm lời nhưng chẳng bao giờ đầu hàng số phận. Dù gia cảnh khó khăn, năm nào Dũng cũng là học sinh giỏi của lớp, của trường và được thầy cô quý mến.

“Dũng luôn là đoàn viên tiêu biểu của lớp, nhà trường và rất hay giúp đỡ bạn bè. Có học bổng nào, nhà trường đều ưu tiên cho Dũng, chỉ mong em yên tâm, vững bước trên con đường tri thức”, thầy Phước nói.

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” – như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” – Công ty CP phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, “Nghĩa tình Phú Yên”; các câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Tiền Giang – Bến Tre, Quảng Ngãi và Hội Doanh nhân Tiền Giang – Bến Tre tại TP.HCM, Hội tương trợ và hợp tác Đức – Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam… cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm… cho tân sinh viên.

Thi vào ngành y để ‘đền đáp’ anh trai đã qua đời khi cứu em - Ảnh 6.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *