Siêu vi khuẩn làm chuyên gia đau đầu 10 năm, AI ‘giải quyết’ trong 2 ngày

Bí mật về siêu vi khuẩn đã được AI giải quyết nhanh không tưởng – Ảnh: BBC

Giáo sư José R Penadés cùng nhóm nghiên cứu tại Đại học Imperial College London (Vương quốc Anh) đã dành nhiều năm để tìm hiểu và chứng minh vì sao một số siêu vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh.

Ông đã đưa cho “AI co-scientist” – một công cụ AI do Google phát triển – một câu hỏi ngắn gọn về vấn đề cốt lõi mà ông đang nghiên cứu. Chỉ sau 48 giờ, AI đã đi đến cùng một kết luận mà nhóm của ông phải mất 10 năm mới giải được.

Chia sẻ với BBC, giáo sư Penadés bày tỏ kinh ngạc khi phát hiện ra điều này, bởi nghiên cứu của ông chưa từng được công bố và không thể tìm thấy trên các nguồn dữ liệu công khai.

Thậm chí ông đã gửi email cho Google để hỏi liệu hệ thống của họ có truy cập vào máy tính cá nhân của ông hay không mà có thể giải mã siêu vi khuẩn nhanh đến vậy. Gã “khổng lồ” công nghệ khẳng định không làm thế.

Giáo sư Penadés cho biết công cụ AI đưa ra kết luận trùng khớp với nghiên cứu của ông và đề xuất thêm bốn giả thuyết khác. Tất cả đều có cơ sở hợp lý.

“Điều đáng kinh ngạc là một trong số những giả thuyết đó chưa bao giờ xuất hiện trong suy nghĩ của chúng tôi, và hiện chúng tôi đang bắt tay vào nghiên cứu”, ông nói.

Nhóm nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu cách thức mà một số siêu vi khuẩn – những vi khuẩn có khả năng kháng thuốc kháng sinh – được hình thành.

Giả thuyết của họ cho rằng siêu vi khuẩn có thể hình thành một cái “đuôi” từ các vi rút khác nhau, giúp chúng lây lan giữa các loài.

Giáo sư Penadés ví điều này như việc siêu vi khuẩn sở hữu một bộ “chìa khóa” cho phép chúng di chuyển từ “ngôi nhà” này sang “ngôi nhà” khác, tức là từ vật chủ này sang vật chủ khác.

Điều đặc biệt là giả thuyết này hoàn toàn do nhóm nghiên cứu của ông phát triển, chưa từng được công bố ở bất cứ đâu và không có ai trong nhóm tiết lộ thông tin về vi khuẩn này ra bên ngoài.

Chính vì vậy ông đã quyết định sử dụng công trình này để kiểm tra công cụ AI mới của Google. Kết quả chỉ hai ngày sau, AI đã đưa ra một số giả thuyết – trong đó câu trả lời hàng đầu chính là cơ chế mà nhóm nghiên cứu đã mất nhiều năm để khám phá.

AI sẽ làm thay đổi khoa học?

AI đang tạo ra nhiều tranh luận trái chiều. Những người ủng hộ tin rằng công nghệ này sẽ thúc đẩy các tiến bộ khoa học, trong khi một số khác lo ngại nó có thể thay thế nhiều công việc.

Từ kết quả nghiên cứu siêu vi khuẩn được AI giải quyết, giáo sư Penadés thừa nhận lo lắng về AI là phản ứng đầu tiên của nhiều người, nhưng ông cho rằng “khi suy nghĩ kỹ hơn, đây thực chất là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ”.

Nhóm nghiên cứu tin tưởng AI sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của khoa học.

“Tôi tin rằng điều này sẽ thay đổi khoa học, chắc chắn là như vậy”, ông nói. “Tôi cảm thấy như mình đang đứng trước một điều gì đó ngoạn mục, và tôi rất hạnh phúc khi được là một phần của nó”.

“Đây giống như cơ hội để chơi một trận đấu lớn – tôi cảm giác như cuối cùng mình cũng được góp mặt trong một trận đấu Champions League với công nghệ này”.

Siêu vi khuẩn làm chuyên gia đau đầu 10 năm, AI 'giải quyết' trong 2 ngày - Ảnh 3.Cuộc đua thu hút nhân tài AI toàn cầu

Nhờ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện dịch vụ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo (AI) đã khơi mào cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *