Tái hiện thi cử thời xưa với chòi canh và lều chõng cùng Văn Miếu Quốc Tử Giám ở TP.HCM

Các em học sinh đứng cạnh thầy đồ cho chữ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám – Ảnh: HỒ LAM

Sáng 24-8, tại trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn (số 12, đường Huỳnh Tịnh Của, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm Văn Miếu Quốc Tử Giám, ươm mầm khát vọng hiền tài.

Đây là một trong những hoạt động của chương trình Những ngày Hà Nội tại TP.HCM.

Tham dự khai mạc có đại diện lãnh đạo TP.HCM: bà Trần Thị Diệu Thúy, phó chủ tịch UBND TP.HCM; ông Trần Thế Thuận, giám đốc Sở Văn hóa – thể thao TP.HCM; ông Dương Trí Dũng, phó giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM.

Về phía đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội có bà Vũ Thu Hà, phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; ông Đỗ Đình Hồng, giám đốc Sở Văn hóa – thể thao thành phố Hà Nội; ông Trần Thế Cương, giám đốc Sở GD-ĐT thành phố Hà Nội.

Trải nghiệm thực tế ảo, công nghệ AI về Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Những ngày Hà Nội tại TP.HCM - Ảnh 2.

Không gian trưng bày chính tại triển lãm – Ảnh: HỒ LAM

Tôn vinh truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo 

Triển lãm giới thiệu đến các thầy cô giáo, các em học sinh và người dân TP.HCM những nét đẹp của Văn Miếu Quốc Tử Giám, biểu tượng cho tinh thần và trí tuệ Việt với các hoạt động giáo dục di sản và những trải nghiệm thú vị. 

Không gian bên trong trưng bày các tư liệu, hình ảnh tiêu biểu về Văn Miếu Quốc Tử Giám; giới thiệu lịch sử hình thành, các hoạt động nổi bật của Quốc Tử Giám, trường Quốc học đầu tiên của Việt Nam.

Thông tin về những danh nhân, các bậc hiền tài đã khai mở Đạo học Việt Nam và những tinh hoa Đạo học Việt Nam cũng được gửi gắm đến người xem. 

Trải nghiệm thực tế ảo, công nghệ AI về Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Những ngày Hà Nội tại TP.HCM - Ảnh 3.

Triển lãm dựng tiểu cảnh tái hiện quang cảnh thi cử thời xưa với chòi canh và lều chõng của thí sinh – Ảnh: HỒ LAM

Trong sự kiện, các em học sinh còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm như: tô màu di sản, in mộc bản chữ và hoa văn trên bia tiến sĩ, cho chữ thư pháp, kính thực tại ảo và hỏi đáp AI với cụ rùa…

Qua đây, ban tổ chức mong muốn đem đến cho các em nhỏ tinh thần hiếu học với những giá trị truyền thống trong học tập có từ lâu đời, tinh thần tôn sư trọng đạo, trọng dụng nhân tài và tôn vinh những đóng góp của Văn Miếu Quốc Tử Giám đối với văn hóa dân tộc. 

Trải nghiệm thực tế ảo, công nghệ AI về Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Những ngày Hà Nội tại TP.HCM - Ảnh 4.

Các em học sinh trải nghiệm hỏi đáp AI với cụ rùa – Ảnh: HỒ LAM

Trải nghiệm thực tế ảo, công nghệ AI về Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Những ngày Hà Nội tại TP.HCM - Ảnh 5.

Người tham quan đọc thông tin về vua Lê Thánh Tông. Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng những tấm bia tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhằm biểu dương những người hiền tài, qua đó khuyến khích dân chúng học tập – Ảnh: HỒ LAM

Trải nghiệm thực tế ảo, công nghệ AI về Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Những ngày Hà Nội tại TP.HCM - Ảnh 6.

Thầy đồ in mực lên tấm thư pháp – Ảnh: HỒ LAM

Trải nghiệm thực tế ảo, công nghệ AI về Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Những ngày Hà Nội tại TP.HCM - Ảnh 7.

Các em học sinh đọc thông tin về Văn Miếu Quốc Tử Giám – Ảnh: HỒ LAM

Trải nghiệm thực tế ảo, công nghệ AI về Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Những ngày Hà Nội tại TP.HCM - Ảnh 8.

Một em học sinh trải nghiệm cảm giác ngồi trong lều chõng của thí sinh tham dự các cuộc thi hương, thi hội, thi đình ngày xưa – Ảnh: HỒ LAM

Triển lãm Văn Miếu Quốc Tử Giám, ươm mầm khát vọng hiền tài tổ chức từ ngày 24-8 đến ngày 31-10 tại trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn (quận 3, TP.HCM).

Chương trình Những ngày Hà Nội tại TP.HCM diễn ra từ ngày 23 đến 25-8, nhằm quảng bá, giới thiệu những nét đặc trưng về văn hóa, di sản văn hóa tiêu biểu của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10-10-1954 – 10-10-2024).

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *