Trình Chính phủ ban hành nghị định thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

Cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu do Nhà nước đầu tư bằng ngân sách hiện chưa thu phí – Ảnh: TUẤN PHÙNG

Về lý do thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, đại diện chủ sở hữu, Bộ Giao thông vận tải cho biết trong thời gian tới, nhu cầu vốn đầu tư đường cao tốc theo quy hoạch là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn. Thực tế vốn bảo trì hệ thống quốc lộ hằng năm hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu.

Vì vậy, việc huy động nguồn lực từ khai thác đường cao tốc thuộc sở hữu nhà nước (đường cao tốc do Nhà nước đầu tư công và đường cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước) góp phần quan trọng để có thêm nguồn lực thực hiện bảo trì các tuyến cao tốc hiện hữu và để đầu tư các tuyến đường cao tốc mới.

Qua phân tích các tuyến đường cao tốc Nhà nước đầu tư đang hoặc chuẩn bị khai thác, Bộ Giao thông vận tải lượng hóa: So với đi trên quốc lộ song hành, xe đi trên các tuyến cao tốc sẽ được lợi bình quân 4.8248 đồng/xe/km về chi phí vận hành và chi phí thời gian. Trong đó: 25% từ tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện và 75% từ tiết kiệm thời gian hàng hóa và hành khách trên đường.

Loại xe thu được lợi ích lớn nhất là xe khách từ 30 ghế trở lên với bình quân 14.132 đồng/xe/km, xe thu được lợi ích thấp nhất là xe tải trên 2 tấn với lợi ích bình quân là 1.174 đồng/km. Lợi ích bình quân tính theo xe đơn vị là 2.616 đồng/PCU/km (PCU là đơn vị quy đổi theo xe con).

Trên cơ sở phân tích dự án cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, đã hoàn thành, đưa vào khai thác và tham khảo quy định của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Ý, Nhật, Indonesia, mức chi phí của xe đi đường cao tốc có thu phí tương đương 50-70% lợi ích thu được khi sử dụng đường cao tốc.

Trên cơ sở lợi ích tính toán và cân đối với mức giá đang thực hiện đối với các dự án BOT quốc lộ cũng như các dự án BOT cao tốc, dự thảo nghị định quy định mức phí đối với đường cao tốc có 4 làn xe trở lên, có làn dừng khẩn cấp liên tục (mức 1) từ 1.300 đồng/km đến 5.200 đồng/km tùy theo từng nhóm xe.

Mức phí với đường cao tốc có 4 làn xe, không có làn dừng khẩn cấp liên tục (mức 2) từ 900 đồng/km đến 3.600 đồng/km tùy theo từng nhóm xe.

Trình Chính phủ ban hành nghị định thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư - Ảnh 3.

Mức phí dự kiến thu với xe đi đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, đại diện chủ sở hữu – Nguồn: Bộ Giao thông vận tải

Với mức phí đề xuất như trên, dự kiến số phí thu được đối với các tuyến cao tốc đang khai thác là 3.210 tỉ đồng/năm.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *