Mặt trái của độ chế xe: người dùng dễ gặp rủi ro, doanh nghiệp bị tổn hại danh tiếng

Nhiều chiếc xe máy được độ chế cầu kỳ – Ảnh: Facebook

Muôn vàn kiểu độ xe

Chỉ cần tìm trên Google, Facebook hoặc YouTube với từ khóa “độ xe” cùng tên dòng xe, sẽ tìm thấy hàng loạt kết quả trả về.

Trong năm qua, việc độ xe ô tô đã không còn phổ biến như trước do những quy định đăng kiểm chặt chẽ.

Ngược lại, việc độ xe máy không mấy khó khăn vì không cần qua đăng kiểm, do đó ít chịu sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Các bản độ không chỉ thay đổi vẻ ngoài mà còn thường xuyên đụng chạm đến cả phần cứng, phần mềm và hệ thống truyền động. Hơn nữa, xu hướng độ xe máy đã mở rộng từ xe xăng sang cả xe điện.

Các cơ sở độ xe được phân loại thành chuyên nghiệp có đội thợ dày dạn kinh nghiệm và nghiệp dư hoạt động theo kiểu tự phát. Đôi khi còn có tình huống chủ xe tự mình độ chế.

Độ chế không an toàn dễ “tiền mất tật mang”

Nếu độ xe đúng kỹ thuật sẽ không có gì phải bàn. Tuy nhiên, độ xe không tuân theo quy định an toàn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Tiêu chuẩn an toàn này được giải thích cụ thể trong điều 4, thông tư 85/2014/TT-BGTVT. Theo đó, những hành vi như cải tạo hệ thống treo, phanh, thay đổi kích cỡ lốp, tăng chiều dài toàn bộ của xe (ví dụ như việc hàn gắn baga chở đồ xe máy)… là không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật của xe cơ giới khi tham gia giao thông.

Theo điểm b khoản 8 điều 32 của nghị định 168/2024/NĐ-CP, cá nhân tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe sẽ bị phạt từ 4-6 triệu đồng với cá nhân và 8-12 triệu đồng với tổ chức.

Mặt trái của độ chế xe: Người dùng dễ gặp rủi ro, doanh nghiệp bị tổn hại danh tiếng - Ảnh 2.

Độ chế xe không đúng quy định là vi phạm pháp luật – Ảnh: PC08

Ngoài ra, việc độ chế xe không tuân thủ quy định an toàn có thể mang lại nhiều nguy cơ không lường trước.

Các hãng xe hiện nay đều phải chịu ràng buộc trong sản xuất, kinh doanh với những chế tài pháp luật khắt khe, sản phẩm cũng được thử nghiệm an toàn trước khi xuất xưởng, vì vậy người tiêu dùng nên tin tưởng và nghe theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. Bất kỳ sự thay đổi nào về cấu trúc cũng có thể làm giảm độ an toàn của xe, dẫn đến rủi ro khi vận hành.

Chẳng hạn, mâm độ không chuẩn có thể nứt, vỡ khi đi đường xấu. Đèn, pin không chuẩn có thể gây chập cháy về điện. Khung xe có thể bị ảnh hưởng nếu tự ý thay đổi kết cấu và đưa lên tải trọng lớn. Lốp xe không phù hợp có thể ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe.

Vì không đảm bảo an toàn theo điều kiện xuất xưởng, xe độ chế thường bị các hãng từ chối bảo hành. Lúc này, chủ xe phải tự chịu trách nhiệm với các vấn đề phát sinh.

Anh Nguyễn Văn Hải, cố vấn dịch vụ một đại lý Ford ở Hà Nội, cho biết: “Nếu xe độ gây ảnh hưởng đến kết cấu, làm mất an toàn, thì theo đúng quy định, hãng được quyền từ chối bảo hành với những hạng mục liên quan chịu ảnh hưởng”.

Một số trường hợp hư hỏng xe do độ chế không an toàn

Đầu tháng này, chiếc VinFast VF 3 của chị Hoài An ở TP.HCM bất ngờ bốc cháy. Chủ xe xác nhận chiếc xe đã được độ thêm đèn có công suất cao hơn so với đèn nguyên bản. Do đó xe không được bảo hành.

Sau sự cố, chủ xe đã khuyến cáo mọi người không nên tự ý động vào hệ thống điện, nếu cần thì phải đến những nơi uy tín.

Sự việc này đã phần nào gây ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu VinFast. Ban đầu, khi chủ xe chưa lên tiếng, nhiều bình luận trên mạng xã hội đặt ra nghi vấn về chất lượng xe. VinFast chỉ được “giải oan” khi chủ xe giải thích.

Mặt trái của độ chế xe: Người dùng dễ gặp rủi ro, doanh nghiệp bị tổn hại danh tiếng - Ảnh 3.

Chiếc VF 3 được cho là cháy do độ đèn vượt quá công suất nguyên bản – Ảnh: HOÀI AN, ảnh cắt từ video

Với xe máy, việc độ chế xe không đúng quy định phổ biến hơn. Nhiều chủ xe còn tự nâng cấp xe của mình.

Đơn cử như mới đây, hãng xe máy điện Dat Bike cũng nhận được phản ánh về hiện tượng gỉ sét và nứt khung xe từ người dùng.

Qua kiểm tra, thương hiệu phân tích các trường hợp phản ánh đều đã bị thay đổi kết cấu. Cụ thể, một chiếc xe đã độ chế thay đổi hệ thống truyền động, nhông, sên, đĩa không đúng thông số, lốp cũng sai thông số, xe đã được gắn thêm phụ kiện chở hàng (có khả năng tải nặng), hay một chiếc khác đã được gắn baga chở hàng và thay đổi hệ thống phanh.

Phía Dat Bike nhấn mạnh đây không phải lỗi hệ thống, khẳng định khung xe đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2024/BGTVT. Vết thuốc hàn trên khung có thể gây hiểu nhầm là gỉ sét và hãng chưa ghi nhận trường hợp gỉ sét nào dẫn tới nứt khung, gây mất an toàn khi sử dụng xe.

Mặc dù về lý, thương hiệu có thể từ chối bảo hành với những trường hợp độ chế xe, song Dat Bike vẫn tích cực xử lý và hỗ trợ khách hàng.

Mặt trái của độ chế xe: Người dùng dễ gặp rủi ro, doanh nghiệp bị tổn hại danh tiếng - Ảnh 4.

Dat Bike khẳng định luôn đồng hành để tư vấn về quy trình thủ tục và hỗ trợ khách hàng – Ảnh: Hội người dùng xe Dat Bike

Độ chế không đạt chuẩn không chỉ gây mất an toàn mà còn ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu. Các vụ việc gần đây về “rỉ, nứt khung” đã phần nào khiến nhiều khách hàng hoài nghi về chất lượng xe.

Anh Tạ Đức Anh ở Hà Nội, người dùng xe Dat Bike Quantum hơn 1 năm, đã tự mình kiểm tra khung xe sau khi thông tin lan tràn. Kết quả là chiếc xe của anh vẫn nguyên vẹn, khung xe không gặp vấn đề nào.

Như vậy, việc độ chế xe máy chưa biết hiệu quả tới đâu, nhưng hậu quả thì đã hiện rõ. Bị phạt hành chính, bị hãng từ chối bảo hành và đáng ngại nhất là vấn đề an toàn cũng như nguy cơ tai nạn giao thông rình rập.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *