Grab nối lại đàm phán sáp nhập với GoTo để tạo ra đế chế xe công nghệ lớn nhất Đông Nam Á?

Việc sáp nhập giữa hai “ông lớn” Grab và GoTo, nếu có, hứa hẹn tạo ra một cú hích lớn trên thị trường gọi xe khu vực – Ảnh: KONTAN

Theo ReutersBloomberg, hai ông lớn gọi xe công nghệ Đông Nam Á là Grab và GoTo (công ty được hình thành sau khi Gojek và Tokopedia sáp nhập năm 2021) đang đẩy nhanh tiến độ đàm phán sáp nhập.

Giá trị thương vụ vào khoảng hơn 7 tỉ USD. Mục tiêu của thương vụ này là chấm dứt chuỗi ngày thua lỗ kéo dài trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Vòng đàm phán sáp nhập mới được nối lại vào tháng 12-2024, và các nhà đầu tư kỳ vọng hai bên có thể đi đến thỏa thuận vào năm 2025.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán trước đó đều đã thất bại, do đó có thể lần này cũng không ngoại lệ.

Dường như đây không còn là khả năng nữa, bởi tờ Jakarta Globe của Indonesia đưa tin, đại diện của GoTo khẳng định không có thỏa thuận nào cả. Đồng thời khẳng định “công ty không có bất kỳ kế hoạch hành động quan trọng nào trong 12 tháng tới, ngoài việc thực hiện mua lại cổ phiếu”.

Trong khi đó, phía Grab từ chối bình luận.

Grab nối lại đàm phán sáp nhập với GoTo để tạo ra đế chế xe công nghệ lớn nhất Đông Nam Á? - Ảnh 2.

Thương vụ sáp nhập được kỳ vọng sẽ giúp cả hai bên tối ưu hóa nguồn lực và tăng cường sức cạnh tranh. Thị trường Đông Nam Á với hơn 650 triệu dân đang là “miếng bánh” mà nhiều doanh nghiệp nhắm đến – Ảnh: Nikkei Asia

Dù vậy, theo Nikkei, khi thông tin này lộ ra, cổ phiếu của Grab Holdings, có trụ sở ở Singapore, đã tăng gần 13% trong phiên giao dịch tại New York ngày 4-2 (giờ Mỹ). Còn giá cổ phiếu của GoTo niêm yết tại Jakarta đã tăng khoảng 7%.

Nếu thương vụ sáp nhập thực sự được xúc tiến và thành công sẽ tạo ra một sự thay đổi lớn trong lĩnh vực gọi xe công nghệ và thương mại điện tử ở Đông Nam Á. Đây là nơi cả hai công ty đều là những “tay chơi” chủ chốt.

Các nhà phân tích suy đoán động thái này có thể giúp giảm chi phí vận hành và giảm bớt áp lực cạnh tranh tại các thị trường quan trọng. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán cũng đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự bất đồng giữa các bên và khả năng bị các cơ quan quản lý chống độc quyền xem xét kỹ lưỡng.

Hồi tháng 7-2024, Grab đã phải rút lại kế hoạch mua lại hãng taxi Trans-cab của Singapore sau khi cơ quan giám sát cạnh tranh của nước này bày tỏ quan ngại vụ sáp nhập sẽ làm giảm tính cạnh tranh.

Năm 2018, chính quyền Singapore đã phạt Grab và Uber Technologies một khoản tiền tương đương 9 triệu USD khi tiến hành sáp nhập hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á. Sau vụ này, Đông Nam Á gần như trở thành “địa bàn riêng” của Grab.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *