Taxi Ánh Dương giảm lời do ‘hỗ trợ anh em tài xế và đối tác’

Taxi Vinasun đón khách ở sân bay Tân Sơn Nhất – Ảnh: CÔNG TRUNG

Rẽ hướng đầu tư xe xăng “lai” điện, sụt giảm lợi nhuận

Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) kinh doanh trong quý 2-2024 khó khăn khi doanh thu, lợi nhuận sụt giảm mạnh. Theo đó, doanh thu thuần của công ty giảm 16% so với cùng kỳ, chỉ đạt 253,2 tỉ đồng, lợi nhuận gộp sụt giảm hơn 29% xuống còn 43,8 tỉ đồng.

Các khoản doanh thu tài chính, lãi tiền gửi, tiền cho vay đều sụt giảm, riêng chi phí bán hàng và phí quản lý doanh nghiệp xu hướng tăng lần lượt 3,2% lên 18,7 tỉ đồng và 8,1% lên 20,5 tỉ đồng.

Tính đến nửa năm nay, Vinasun đã thu về 531,8 tỉ đồng doanh thu thuần, thấp hơn 15,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế giảm 58%, gần 39 tỉ đồng.

Vinasun duy trì chiến lược kinh doanh xe xăng lai điện (hybrid), chưa phải xe thuần điện trong hoạt động taxi.

Năm 2024, ông Đặng Thành Duy – tổng giám đốc Vinasun – tiết lộ hãng đầu tư 630 – 650 tỉ đồng để đổi mới đội xe với số lượng hơn 800 chiếc chạy động cơ hybrid như Toyota Yaris, Innova…

Đầu tư xe mới, song Vinasun nói không tăng giá cước. Lý giải về sụt giảm lợi nhuận, Phó tổng giám đốc Vinasun Trần Anh Minh cho hay do công ty tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ thêm cho anh em lái xe và đối tác. Các mẫu taxi mới sẽ được khai thác theo phương thức tự đầu tư hoặc thuê vận hành.

Ngoài ra, công ty cũng muốn nghiên cứu dự án xin thí điểm triển khai xe điện ba bánh.

Cạnh tranh taxi ngày càng khốc liệt. Nhiều doanh nghiệp tính chuyển đổi phương án đầu tư xe, tăng đãi ngộ tài xế - Ảnh: CÔNG TRUNG

Cạnh tranh taxi ngày càng khốc liệt. Nhiều doanh nghiệp tính chuyển đổi phương án đầu tư xe, tăng đãi ngộ tài xế – Ảnh: CÔNG TRUNG

“Đại chiến” taxi

“Ông lớn” taxi Vinasun chứng kiến suy giảm khi cạnh tranh với các đối thủ nặng ký từ Mai Linh, Grab, Gojek, Be và Xanh SM.

Sau giai đoạn cắt giảm tài xế, năm nay Vinasun tập trung thu hút lại lao động, nhất là những người có tay nghề cao thông qua chính sách phân chia thu nhập tốt hơn. Bằng cách này, hãng taxi kỳ vọng có thể cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, tổng giám đốc hãng taxi V. cho biết áp lực giữ chân tài xế. Nhiều hãng taxi đang tìm đủ cách để chiêu mộ nhân sự, tung chính sách xe thương quyền. “Cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nếu không linh hoạt chính sách cho tài xế, khách hàng, sẽ khó chiến đấu được với doanh nghiệp trong ngành” – vị này nói.

Thực tế taxi công nghệ, taxi điện đang phả hơi nóng vào taxi truyền thống. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi dàn xe, đánh cược vào ô tô điện để tiết kiệm chi phí nhiên liệu, bảo dưỡng…

Điển hình, taxi MaiLove (Nghệ An), taxi Én Vàng (Hải Phòng), taxi Lado (Lâm Đồng), taxi Bách Đại Dũng (Hà Tĩnh)… đã đầu tư từ vài trăm đến hàng ngàn xe ô tô điện mới với phương thức đầu tư đa dạng, từ mua, thuê hoặc thuê mua xe điện.

Dù vậy taxi truyền thống Vinasun, Mai Linh, Vinataxi… là các thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng. Các hãng đang thay đổi nhanh, áp dụng công nghệ gọi xe qua app, trực tiếp trên đường.

Chưa kể taxi truyền thống có “điểm” với khách qua việc giá cước ổn định, đồng nhất giữa đồng hồ gắn trên xe và trên app, không biến động nhiều khi kẹt xe, giờ cao điểm so với các app công nghệ như Grab, Be, Gojek…

Taxi cạnh tranh khốc liệt, áp lực chuyển đổi sang xe điệnTaxi cạnh tranh khốc liệt, áp lực chuyển đổi sang xe điện

Đây là dự báo của lãnh đạo Vinasun khi nói về thị trường taxi trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt với nhiều hãng tham gia, miếng bánh tiếp tục bị co hẹp. Xu hướng ô tô điện cho ngành taxi được doanh nghiệp theo dõi, có lộ trình chuyển mình hiệu quả.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *