Bài tập thở. Để ngăn chặn cảm giác choáng ngợp do căng thẳng, Chase chú ý đến hơi thở của mình. Điều này để cô cố gắng làm dịu cơ thể vì căng thẳng tác động lên mọi vị trí cơ thể. Cần cố gắng điều chỉnh cách cơ thể phản ứng, tập trung vào hơi thở để mọi thứ chậm lại.
Tìm kiếm sự giúp đỡ. Không ai trong chúng ta là siêu anh hùng và nhận ra điều này rất quan trọng. Hãy khoan dung với những gì bạn có thể hoàn thành hoặc quản lý, cả những gì bạn không thể. Đối mặt với nhiều căng thẳng, Chase nhờ giúp đỡ, dựa vào người cô có thể tin cậy là một cách thư giãn.
Ngủ đủ giấc. Gặp gỡ bệnh nhân, tư vấn lâm sàng với các nghiên cứu sinh, dắt cún cưng đi dạo hoặc có thể có những ngày thực sự dài nên với Chase, giấc ngủ rất quan trọng. Khoảng 18h, cô thư giãn bằng việc chuẩn bị, nấu bữa tối cùng chồng, tận dụng thời gian ăn tối trò chuyện cùng nhau.
Ưu tiên niềm vui. Ngoài tập thể dục, Chase đặt mục tiêu làm ít nhất một việc mình yêu thích mỗi ngày miễn mang lại niềm vui, ưu tiên dành thời gian kết nối xã hội với mọi người. “Gọi một người bạn cũ, làm điều gì đó khiến bạn hạnh phúc như đọc một bài viết, nghe một cuốn sách nói, đi dạo, hay bất kỳ điều gì tương tự” – Chase nói.
Nghỉ giải lao. Chase chia sẻ khi nhận thấy mình có xu hướng cáu kỉnh và không bình tĩnh trong cách tiếp cận mọi việc sẽ cần dành chút thời gian cho bản thân. Những lúc thực sự cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi, cô chọn nghỉ ngơi và tận dụng thời gian nghỉ phép để bản thân có không gian riêng.
Đặt ra ranh giới. Cách Chase quản lý căng thẳng là đặt ra ranh giới rõ ràng mọi khía cạnh trong cuộc sống. Nghĩa là có ranh giới của riêng mình, biết điều gì sẽ hiệu quả với bạn và điều gì sẽ không hiệu quả, đồng thời không ngại đặt ra những ranh giới và nói rõ về chúng.
Điều ấy thật sự là sự thách thức khi công việc của cô liên quan đến chăm sóc người khác, song Chase biết tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân để có đủ năng lượng, sẵn sàng hỗ trợ chính mình và người khác.