Âm nhạc không thể thay thế thuốc đặc trị để chữa lành cho những căn bệnh

Âm nhạc không thể thay thế thuốc đặc trị để chữa lành cho những căn bệnh- Ảnh 2.

NSƯT Hoàng Điệp (ảnh trên) và nhạc sĩ Nguyễn Văn Thọ chia sẻ và cho người tham gia trải nghiệm âm nhạc trị liệu – Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Chương trình Liệu pháp âm nhạc và những điều cần biết diễn ra ngày 17-8 tại Trường Âm nhạc Việt Thương Music. Tại đây, người tham gia có cơ hội trải nghiệm những kiến thức về âm nhạc trị liệu thông qua các hoạt động như nhảy múa, trò chơi, nhạc cụ…

Góp mặt tại buổi chia sẻ gồm có PGS.TS.Thầy thuốc nhân dân, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thọ và ThS.NSƯT.Nhạc trưởng Hoàng Điệp.

Âm nhạc trị liệu từ niềm tin, tín ngưỡng

Tại buổi chia sẻ, ông Nguyễn Văn Thọ cho biết từ những niềm tin, tín ngưỡng xa xưa, gắn liền với các nghi lễ, nghi thức tôn giáo, âm nhạc với chức năng chữa lành đã xuất hiện từ rất lâu, trước khi nền y học ra đời.

Âm nhạc không thể thay thế thuốc đặc trị để chữa lành cho những căn bệnh- Ảnh 3.

Nội dung chia sẻ bổ ích, dễ tiếp cận và thu hút người tham gia – Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Càng về sau, thể loại âm nhạc này có sự phối hợp với những kiến thức khoa học hơn, chủ yếu tác động vào tâm lý để mang lại tinh thần tích cực cho người bệnh. 

Bà Hoàng Điệp cho hay trong thời gian các nước vẫn còn chiến tranh, việc trị liệu cho các chiến sĩ bằng âm nhạc là điều phổ biến, chủ yếu góp phần giảm cơn đau về mặt tâm lý cho người bị thương.

Theo bà, trị liệu bằng âm nhạc là một liệu pháp sáng tạo nghệ thuật.

Bà chia sẻ trong ngôn ngữ y học Trung Quốc, các đường nét của chữ dược xuất phát từ chữ nhạc. Ngoài ra, các âm điệu khác nhau cũng tương ứng với các bộ phận trong cơ thể con người.

Tuy nhiên, âm nhạc không thể thay thế chức năng của thuốc đặc trị để chữa lành cho những căn bệnh liên quan đến vi rút, dao kéo… vì “mỗi ngành nghề đều có “địa bàn đặc thù” tác nghiệp riêng”.

Việc dùng âm nhạc để chữa lành không đồng nghĩa với việc dạy cho một người biết đàn, hát… mà vận dụng những thanh âm vào việc nâng đỡ tâm hồn, tác động vào các khiếm khuyết, nhận thức của con người.

Nghệ thuật gắn liền với đời sống

“Âm nhạc mỗi người có ngôn ngữ riêng. Nó không đòi ai phiên dịch. Nó bắt đầu nơi mà ngôn từ kết thúc” – ông Thọ nhận định.

Có những tình cảm mà không ngôn từ nào miêu tả được. Lúc này, âm nhạc theo nhiều cách, nhiều hình thức dẫn dắt người nghe chạm vào những cái đẹp, cái thực đó. Vì bản thân âm nhạc cũng như những loại hình nghệ thuật khác, phải gần gũi với hiện thực đời sống.

Một trong những cách để âm nhạc đi sâu vào, băng chậm qua từng cung bậc cảm xúc phải kể đến là giai điệu.

Âm thanh mang thiên hướng đi lên tự bản thân nó khơi trong lòng khán giả sự hứng khởi, lạc quan, vui vẻ.

Âm nhạc không thể thay thế thuốc đặc trị để chữa lành cho những căn bệnh- Ảnh 4.
Âm nhạc không thể thay thế thuốc đặc trị để chữa lành cho những căn bệnh- Ảnh 5.
Âm nhạc không thể thay thế thuốc đặc trị để chữa lành cho những căn bệnh- Ảnh 6.

Người tham dự được trải nghiệm các hoạt động, trò chơi để cảm nhận tác động tích cực từ âm nhạc – Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Đối với những giai điệu lắng xuống, vô thức người nghe sẽ cảm nhận sâu xa một nỗi buồn trầm lắng. Nét giai điệu đi ngang bộc bạch đâu đó một sự điềm đạm, trầm lắng ở mạch cảm xúc của con người.

Song song với giai điệu, nhịp điệu cũng là yếu tố không thể tách rời khỏi âm nhạc. Không ít những bản phối nhạc đưa người nghe từ những nhịp điệu dồn dập, hối hả đến các nhịp ngắt quãng, thông qua đó người nghe đi từ nỗi niềm lo lắng, kích động cho đến sự xuyến xao, bối rối.

Ngược lại, nhịp điệu khoan thai thể hiện sự vững vàng, điềm tĩnh hơn.

“Khi nghe nhạc theo bản năng tự nhiên, người ta nghe và sẽ chờ đợi câu nhạc được phát triển theo logic tự nhiên” – ông Nguyễn Văn Thọ nhận định.

Theo ông, tiếng nói là phương tiện thể hiện ngữ nghĩa. Còn khi ngữ điệu, nhịp điệu và cử chỉ trong những câu hát, thanh âm kết hợp lại sẽ tạo cho người nghe những tâm tình, cảm xúc.

Thông qua đó nó tạo nên giá trị tưởng thưởng trong tâm lý con người. Đó là cảm xúc thỏa mãn, sung sướng, góp phần định hình nhận thức, hành vi của mỗi cá nhân.

Bà Hoàng Điệp chia sẻ, âm nhạc sóng não bộ được xác định qua các tần số rung động.

Với sóng nhạc Alpha, đây là âm thanh dành để xả stress. Việc lạm dụng quá mức loại sóng này sẽ dễ tạo ra cảm giác lờ đờ, phản ứng chậm.

Ngược lại, sóng nhạc Theta góp phần giữ cho tâm trí tỉnh táo, tuy nhiên người nghe cần chú ý điều độ, tránh việc trầm cảm.

Một loại sóng mang lại khả năng tập trung cao độ là Beta, hỗ trợ nhiều trong các công việc, học tập nhưng nếu không sử dụng điều độ dễ mang lại cảm giác bồn chồn, bất an.

Sóng nhạc Deta hỗ trợ để người nghe dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu. Một trong những tác hại khi nghe quá nhiều là hội chứng rối loạn giảm chú ý.

Một loại sóng nếu lạm dụng dễ gây stress, nhưng khi nghe hợp lý sẽ giúp khai mở tiềm năng não bộ là Gamma.

Theo bà Hoàng Điệp chia sẻ, những loại sóng chỉ nên nghe từ 3-5 phút và dành cho người từ 26 tuổi trở lên, khi não bộ đã phát triển hoàn chỉnh.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *