Nông dân dùng app mobiAgri tại nông trại – Ảnh: MB
Những “quả ngọt” bước đầu
Thời gian gần đây, nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận những sự thay đổi rõ nét về quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp. Từ việc điều khiển máy bay không người lái bằng điện thoại thông minh đến việc quản lý đàn gia súc bằng thẻ chip điện tử, tất cả đều cho thấy nông dân đang tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Các hệ thống quản lý trang trại, nuôi trồng thủy sản giúp giám sát chất lượng nước và tình trạng vật nuôi theo thời gian thực cũng được triển khai phổ biến.
Đây là những minh chứng cho thấy những khái niệm như “nông nghiệp thông minh” và “nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” đang dần hiện thực hóa. Chuyển đổi số nền nông nghiệp Việt Nam đang thu hoạch những “quả ngọt” bước đầu nhờ sự thay đổi từ trong tư duy tới hành động của người nông dân.
Sự chuyển biến này không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất và công sức lao động, tăng năng suất… mà còn giảm lượng khí thải nhà kính, đóng góp vào lộ trình phát triển bền vững cho đất nước.
Mặc dù có tiềm năng to lớn nhưng một thống kê gần đây của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy chỉ có 15% hộ nông dân có kế hoạch đầu tư vào công nghệ mới và 18% hộ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
46% hộ được khảo sát cho rằng công nghệ tự động hóa có tầm quan trọng cao trong hoạt động sản xuất và 39% hộ nông dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin.
Bài toán khó đặt ra cho các doanh nghiệp công nghệ là phải tìm ra giải pháp hỗ trợ nông dân vượt qua rào cản cố hữu để tiếp cận và làm chủ công nghệ.
Để mỗi nhà nông đều “sở hữu” một chuyên gia
MobiFone đã nghiên cứu thành công và cung cấp ra thị trường sản phẩm “công nghệ 4.0 giúp làm nông hiệu quả” – mobiAgri.
Đây là nền tảng được nhà mạng phát triển theo định hướng chuyển đổi số nông nghiệp của Chính phủ, với sứ mệnh đem chuyển đổi số nông nghiệp đến gần hơn với người nông dân. Sản phẩm dễ dàng cài đặt và sử dụng từ kho ứng dụng của điện thoại di động, cung cấp dịch vụ tư vấn và các lợi ích thiết thực trên toàn quốc cho từng người nông dân.
Với app mobiAgri trên điện thoại di động, người nông dân có thể thuận tiện tiếp cận một loạt dịch vụ hỗ trợ làm nông hiệu quả bao gồm:
– Chẩn đoán bệnh hại cây trồng nhanh chóng
– Tư vấn chuyên gia uy tín
– Dự báo thời tiết chính xác
– Thông tin thị trường cập nhật
– Tra cứu thuốc bảo vệ thực vật nhanh chóng
– Lịch nông vụ
– Cộng đồng nông nghiệp
Tính năng “Cây trồng của tôi” giúp người nông dân tiếp cận được các dữ liệu liên quan tới vòng đời của cây – Ảnh: MB
Điểm nổi bật của mobiAgri là tính năng Kết nối chuyên gia, cho phép người nông dân dễ dàng tiếp cận tri thức chuyên sâu từ các chuyên gia qua nền tảng trực tuyến hoặc gọi thoại.
Nhờ đó, ngay từ cánh đồng, trang trại… người nông dân có thể liên hệ trực tiếp hoặc đặt lịch hẹn với chuyên gia để nhận về các kiến thức nông học chuẩn xác, hữu ích, giúp xử lý tình huống nhanh và hiệu quả.
Tính năng Bác sĩ cây trồng rất hữu ích khi “bắt bệnh” cho cây – Ảnh: MB
Ngoài ra, mobiAgri còn có các tính năng giúp người nông dân kết nối đa chiều: từ thông tin thời tiết, vụ mùa đến giá cả, xu hướng thị trường… và cộng đồng để trao đổi, học hỏi.
Có thể nói, với mobiAgri, mỗi người nông dân có thể dễ dàng “sở hữu” một chuyên gia nông học, góp phần mang đến những vụ mùa hiệu quả.
MobiAgri – MobiFone sẵn sàng đồng hành cùng nông dân Việt Nam đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường xây dựng một nền nông nghiệp số hiện đại, phát triển và bền vững – Ảnh: MB
Chuyển đổi số nông nghiệp cần sự đồng hành chặt chẽ
Trong quý 4-2024, mobiAgri phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng và TP Cần Thơ triển khai chương trình “Chuyến xe nông dân” thu hút sự tham gia của hàng ngàn nông dân địa phương.
Lần đầu tiên nhiều bà con ít có cơ hội tiếp xúc với công nghệ được trải nghiệm một sản phẩm chuyển đổi số toàn diện: từ ngân hàng kiến thức nông nghiệp trực tuyến đến việc làm bài kiểm tra kiến thức và công bố kết quả tức thời.
Chuỗi hội thảo từ các chuyên gia, cùng phần thi trực tuyến cung cấp kiến thức về đề án 1 triệu hecta lúa, mang đến sân chơi hấp dẫn cho bà con với nhiều phần quà giá trị – Ảnh: MB
Chương trình không chỉ cung cấp kiến thức canh tác mới mà còn hỗ trợ triển khai đề án 1 triệu hecta lúa và quy trình canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp cho Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.