Dọa nghỉ việc nhưng vài năm chưa nộp đơn

Phàn nàn về công việc, môi trường làm việc và thường xuyên đe dọa nghỉ việc là thái độ của không ít người lao động – Ảnh chụp màn hình Getty

Tuy nhiên sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, họ vẫn tiếp tục “vật vờ” trong công ty mà họ từng muốn rời bỏ.

Hiện tượng này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân nhân viên mà còn tác động xấu đến môi trường làm việc và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi biết nhân viên bất mãn, dọa nghỉ việc, tôi thường trao đổi trực tiếp. Tôi đưa ra 3 lựa chọn:

1. Ở lại và chấp nhận thực tại, tìm cách thích nghi hoặc cải thiện tình hình.

2. Quyết tâm nghỉ việc, tìm kiếm cơ hội mới phù hợp hơn.

3. Ở lại nhưng tiếp tục than phiền, làm việc uể oải và không hạnh phúc.

Nếu nhân viên đang chọn phương án thứ ba là một lựa chọn tồi tệ nhất cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Tâm lý “nửa ở nửa đi” này gây hậu quả xấu.

Đối với nhân viên, sức khỏe tinh thần suy giảm do luôn sống trong trạng thái căng thẳng, bất mãn. Đồng thời cơ hội phát triển nghề nghiệp bị bỏ lỡ vì không tập trung vào công việc hiện tại. Chưa kể mối quan hệ với đồng nghiệp xấu đi do thái độ tiêu cực lan tỏa.

Còn đối với công ty, năng suất và chất lượng công việc giảm sút. Không khí làm việc trở nên nặng nề, ảnh hưởng đến tinh thần chung của cả tập thể. Chi phí quản lý nhân sự tăng do phải giải quyết các vấn đề phát sinh từ nhân viên không hài lòng.

Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng này?

Đối với nhân viên:

1. Tự đánh giá lại bản thân: Xác định rõ nguyên nhân bất mãn và liệu có thể cải thiện được không?

2. Giao tiếp cởi mở: Thay vì than phiền, hãy trao đổi thẳng thắn với cấp trên về những vấn đề gặp phải.

3. Đưa ra quyết định dứt khoát: Nếu không thể thay đổi tình hình, hãy có can đảm tìm kiếm cơ hội mới thay vì kéo dài sự bất mãn.

Đối với nhà quản lý:

1. Lắng nghe tích cực: Tạo môi trường để nhân viên cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng.

2. Đánh giá công bằng: Xem xét những phàn nàn của nhân viên một cách khách quan và có hành động cải thiện nếu cần thiết.

3. Đưa ra lựa chọn rõ ràng: Như tôi nói ở trên, chỉ có hai lựa chọn đáng giá – ở lại và chấp nhận, hoặc ra đi để tìm cơ hội mới. Không nên dung túng cho thái độ nửa vời.

Sự bất mãn kéo dài trong công việc là một tình trạng “lose-lose” cho cả nhân viên và doanh nghiệp. Thay vì để mình rơi vào vòng luẩn quẩn của lời đe dọa rỗng tuếch, nhân viên nên có can đảm đối mặt với thực tế và đưa ra quyết định dứt khoát. Chỉ khi đó, cả cá nhân và tổ chức mới có cơ hội phát triển và tiến bộ.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *