Độc đáo ‘kênh đào Panama thu nhỏ’ của Việt Nam

Tàu đang qua kênh Nghĩa Hưng theo hướng từ phía sông Đáy sang sông Ninh Cơ

Theo hiệu lệnh từ loa phát thanh, thuyền trưởng Đinh Văn Sỹ điều khiển tàu NĐ 1927 tải trọng hơn 800 tấn từ phía sông Ninh Cơ tiến vào âu tàu của kênh đào Nghĩa Hưng tại xã Nghĩa Sơn (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) để sang sông Đáy.

Nối tiếp là tàu NĐ 3061 có tải trọng tương đương cũng vào âu tàu do chiều dài của hai tàu đều nằm trong khả năng phục vụ của âu tàu lớn nhất Việt Nam.

Kênh đào có âu tàu lớn nhất ở Việt Nam

Khi hai chiếc tàu nằm lọt trong buồng âu dài 179m, cánh cửa âu bằng thép nặng 87 tấn phía đuôi tàu đóng chặt, ngăn dòng nước từ phía sông Ninh Cơ. 

Sau ba phút rưỡi bơm nước, mực nước trong âu tàu đã cân bằng với mực nước sông Đáy. Hai tàu lần lượt rời âu tiến vào sông Đáy để đi ngược về cảng Ninh Phúc tại thành phố Ninh Bình.

Là kênh đào với âu tàu lớn nhất ở Việt Nam, đảm bảo cho tàu 3.000 tấn đi qua, kênh Nghĩa Hưng không thể sánh với kênh đào Panama về quy mô nhưng có tính năng tương tự. Vì vậy, một số người ví kênh đào Nghĩa Hưng là “kênh đào Panama thu nhỏ” của Việt Nam.

Ngày cao điểm có 82 lượt tàu từ sông Đáy và sông Ninh Cơ đi qua kênh đào Nghĩa Hưng 

“Trước đây tàu từ sông Ninh Cơ muốn sang sông Đáy phải chạy ngược sông Ninh Cơ, sang sông Hồng rồi qua sông Đào (tên thường gọi của sông Nam Định – PV) phía thành phố Nam Định. 

Tàu từ sông Đáy sang sông Ninh Cơ thì đi ngược lại. Tàu nhỏ hơn thì đi qua kênh Quần Liêu cách đây khoảng 10km thay cho sông Đào nhưng phải đợi lúc nước lớn mới đi được.

Nếu gặp con nước thuận lợi thì chạy theo hình chữ U úp ngược qua sông Đào nhanh nhất cũng 5 tiếng vì đường sông quanh co dài 80km lại vướng cầu phao Ninh Cường. 

Từ khi có kênh đào Nghĩa Hưng, chỉ mất hơn 20 phút để qua lại giữa hai sông hoàn toàn miễn phí. Tàu của tôi chạy mỗi tiếng hết 15 lít dầu, kênh đào Nghĩa Hưng giúp giảm 5 tiếng nên tiết kiệm 75 lít dầu” – thuyền trưởng Sỹ cho hay.

Độc đáo “Kênh đào Panama thu nhỏ” của Việt Nam - Ảnh 4.

Kênh đào Nghĩa Hưng giúp tàu đến 3.000 tấn từ biển vào sông Ninh Cơ (bên trái) qua sông Đáy (bên phải) để tới Ninh Bình nhanh hơn

Theo ông Sỹ, đến nay hầu hết tàu to đến nhỏ đều chọn kênh đào Nghĩa Hưng để qua lại sông Đáy – Ninh Cơ thay cho kênh Quần Liêu hay sông Đào.

“Không biết sau này Nhà nước có thu phí qua kênh hay không. Nếu thu phí mà vẫn rẻ hơn so với thời gian, chi phí tiết kiệm được chúng tôi vẫn đi kênh Nghĩa Hưng vì vừa nhanh vừa phục vụ tàu qua 24/24 giờ, không phụ thuộc con nước” – thuyền trưởng tàu NĐ 3061 nói.

Độc đáo “Kênh đào Panama thu nhỏ” của Việt Nam - Ảnh 5.
Độc đáo “Kênh đào Panama thu nhỏ” của Việt Nam - Ảnh 6.
Độc đáo “Kênh đào Panama thu nhỏ” của Việt Nam - Ảnh 7.

Âu tàu trên kênh Nghĩa Hưng có buồng âu dài 179m, rộng 17m nên giúp hai tàu trọng tải 820 tấn đi qua cùng lúc

Công trình hơn 2.300 tỉ đồng giúp tàu 3.000 tấn vào sông Đáy thuận tiện

Từ cuối năm 2015, cụm công trình cải tạo luồng qua cửa Lạch Giang (cửa sông Ninh Cơ, tỉnh Nam Định) thuộc dự án phát triển giao thông vận tải khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (WB6) được đưa vào khai thác giúp tàu 3.000 tấn giảm tải đi qua cửa sông Ninh Cơ dễ dàng.

Tuy nhiên, cửa sông Đáy phía Ninh Bình (nằm phía nam cửa Lạch Giang) bị bồi lắng thường xuyên, khó cải tạo để tàu lớn ra vào.

Độc đáo “Kênh đào Panama thu nhỏ” của Việt Nam - Ảnh 8.
Độc đáo “Kênh đào Panama thu nhỏ” của Việt Nam - Ảnh 9.
Độc đáo “Kênh đào Panama thu nhỏ” của Việt Nam - Ảnh 10.
Độc đáo “Kênh đào Panama thu nhỏ” của Việt Nam - Ảnh 11.

Âu tàu Nghĩa Hưng có ba cơ chế vận hành: tự động, bán tự động và thủ công để đảm bảo khai thác 24/24 giờ

Do vậy, Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam đã ký hiệp định bổ sung vốn ODA cho dự án WB6 để đào kênh Nghĩa Hưng nối sông Đáy với sông Ninh Cơ. 

Kênh Nghĩa Hưng giúp tàu 3.000 tấn từ biển qua cửa Lạch Giang vào sông Ninh Cơ, sang sông Đáy tới Ninh Bình thay vì đi vòng qua sông Nam Định có nhiều đoạn quanh co nhỏ hẹp, không an toàn.

Tổng mức đầu tư dự án kênh Nghĩa Hưng là 107,19 triệu USD (tương đương 2.300 tỉ đồng) gồm 78,74 triệu USD vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới. Còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Sau hơn hai năm thi công, ngày 25-7-2023 kênh Nghĩa Hưng được đưa vào khai thác với vai trò luồng đường thủy nội địa quốc gia. 

“Tháng 9-2023 chúng tôi tiếp nhận khai thác kênh mới có 45 – 55 lượt tàu qua mỗi ngày, đến nay ngày cao điểm có 82 lượt tàu qua kênh. 

Trước còn có thời gian để nghỉ ngơi một chút sau bữa ăn, giờ thì tàu quần cho suốt ngày đêm vì phục vụ 24/24 giờ” – ông Lưu Đức Đương, phó giám đốc Trung tâm quản lý, vận hành âu tàu Nghĩa Hưng, thuộc Công ty cổ phần Quản lý, bảo trì đường thủy nội địa số 10, nói về tốc độ tăng trưởng tàu qua kênh Nghĩa Hưng.

Độc đáo “Kênh đào Panama thu nhỏ” của Việt Nam - Ảnh 12.
Độc đáo “Kênh đào Panama thu nhỏ” của Việt Nam - Ảnh 13.
Độc đáo “Kênh đào Panama thu nhỏ” của Việt Nam - Ảnh 14.

Các thuyền viên vui mừng khi tàu qua kênh đào Nghĩa Hưng thuận lợi, giúp giảm 5 tiếng và 80km so với hành trình cũ

Kênh Nghĩa Hưng đã phát huy ngay hiệu quả đầu tư

Theo ông Đương, trước đây một tàu chở dăm gỗ từ cảng Chi Nê (huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) về sông Đáy ở Ninh Bình, theo sông Nam Định sang sông Ninh Cơ, ra phao số 0 chuyển hàng sang tàu lớn chỉ chạy được tối đa 10 chuyến.

Bây giờ có kênh Nghĩa Hưng nên một tàu chở gỗ dăm theo hành trình trên chạy được 15 chuyến/tháng nếu có đủ hàng. Như vậy trước đây cần ba ngày cho một chuyến, nay chỉ cần một ngày rưỡi, tiết kiệm một nửa thời gian.

Độc đáo 'kênh đào Panama thu nhỏ' của Việt Nam - Ảnh 17.

Tàu từ cửa sông Ninh Cơ qua kênh đào Nghĩa Hưng sang sông Đáy tới Ninh Bình (đường màu vàng) giảm được 5 tiếng và 80km so với đi từ sông Ninh Cơ ngược sông Hồng qua sông Nam Định để sang sông Đáy tới Ninh Bình (đường màu đỏ)

“Do có kênh Nghĩa Hưng nên đã có doanh nghiệp đóng thêm tàu. Có doanh nghiệp vận tải biển đến kênh Nghĩa Hưng khảo sát tỉ mỉ để đóng tàu chở container cỡ lớn nhất có thể qua kênh nhằm khai thác hàng container tuyến Ninh Bình – Hải Phòng”, ông Đương cho biết.

Từ khi đưa vào khai thác đến hết tháng 8-2024 kênh Nghĩa Hưng đã phục vụ gần 12.800 lượt tàu an toàn, trong đó tàu có tải trọng trên 2.000 tấn chiếm gần 15%. 

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đánh giá kênh Nghĩa Hưng đã phát huy được hiệu quả đầu tư khi giúp tuyến vận tải thủy từ Việt Trì (Phú Thọ), Quảng Ninh, Hải Phòng về cụm cảng Ninh Bình rút ngắn đáng kể quãng đường và thời gian di chuyển; làm tăng tần suất hoạt động của tàu từ 1.000 – 3.000 tấn trên sông Ninh Cơ, sông Đáy.

Độc đáo 'kênh đào Panama thu nhỏ' của Việt Nam - Ảnh 17.

Kênh đào Nghĩa Hưng góp phần làm tăng hàng hóa luân chuyển giữa Hải Phòng, Quảng Ninh với các cảng sông tại Nam Định, Ninh Bình, giảm tải cho đường bộ

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang cho biết dự án kênh Nghĩa Hưng được nghiên cứu kỹ lưỡng, với mục tiêu đẩy mạnh phát triển đường thủy nội địa để vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn; góp phần giảm tải cho đường bộ, giảm chi phí vận tải, giảm ô nhiễm môi trường.

“Có thể nói kênh Nghĩa Hưng đã phát huy hiệu quả đầu tư ngay khi đưa vào khai thác vì rút ngắn quãng đường, thời gian vận chuyển, tăng hiệu quả khai thác của tàu từ các cảng ở Ninh Bình đến Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh… 

Với lượng tàu tăng trưởng nhanh, dự kiến kênh Nghĩa Hưng sẽ sớm đạt công suất khai thác tối đa. Do vậy, cùng với đảm bảo khai thác hiệu quả, Bộ Giao thông vận tải đang nghiên cứu đề xuất đầu tư âu tàu thứ hai của kênh Nghĩa Hưng trong giai đoạn 2026 – 2030 nếu cần thiết” – Thứ trưởng Sang nêu dự định của bộ và khẳng định kênh Nghĩa Hưng là công trình công cộng để phát triển vận tải thủy nên không thu phí.

Kênh Nghĩa Hưng dài khoảng 1km, chiều rộng phía sông Ninh Cơ là 90m, chiều rộng phía sông Đáy 100m. Kênh có âu tàu dài 279m bằng bê tông cốt thép lớn nhất Việt Nam, buồng âu dài 179m, rộng 17m, sâu 7m.

Công trình được xây cùng kênh Nghĩa Hưng là cầu vượt dài 778m, rộng 12m thay cho đoạn đường tỉnh 490 C bị kênh đào cắt qua. Cầu có tĩnh không 15m đảm bảo tàu 3.000 tấn đi qua an toàn.

 Độc đáo “Kênh đào Panama thu nhỏ” của Việt Nam - Ảnh 15.Kênh đào nổi tiếng thế giới “khát nước”

Tình trạng hạn hán kéo dài khiến lượng nước lưu thông trong kênh đào thấp dưới mức cho phép nên thời gian qua đã phải giới hạn lượng tàu qua kênh đào từ 40 chiếc tàu/ngày xuống còn 32 tàu/ngày.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *