Khi khó khăn, hãy về nhà

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

“Khi về chùa, mình được làm mới, được đi vào bên trong để làm việc trực tiếp với nỗi buồn, khổ đau đang mang. Mời khổ đau ấy lên chơi và nói chuyện. 

Khi mình thực sự thoải mái, không căng thẳng, không sợ hãi khi đối mặt với khổ đau hay ai đó (người mình từng thương và đang giận, người mình từng rất ghét vì hiểu lầm) thì mình đã cởi trói cho bản thân được tự do hơn”. Anh nói như một thiền sư.

Có lẽ khi con người ta đã gặp quá nhiều biến cố, họ sẽ tìm thấy những bài học mà lý thuyết có khi chỉ là “màu xám”. 

Nếu ai đó chưa trải qua khó khăn thì bảo “hãy cố gắng vượt qua nó” khá nhẹ nhàng. Người trong cuộc mang vác mới thấy đường thật dài và xa, nặng và nhọc như thế nào. 

Một lần nghe tiếng chuông chùa dội từ cửa từ bi, nơi con đường quen, bỗng anh như được làm mới. Đánh lái, bật đèn xi-nhan để ghé vào, anh ngồi đó giữa sân khi lá bồ đề đang xạc xào trong gió nhẹ. 

Âm thanh làm người ta lắng lại. Rồi anh tìm nghe những bài giảng về cách bỏ, buông phiền não bằng thiền tập. Anh không ổn trong lòng nên lúc nào cũng như chiếc cây héo. 

“Ni sư ở ngôi thiền viện mình đang ngồi dạy rằng có một người mình cần thương nhất là bản thân và nơi yên bình nhất là nhà”, anh kể.

Lâu rồi anh bỏ quên hai đối tượng thân gần, dễ thương ở sát bên mình. Gia đình và chính mình. Lâu rồi anh không chia sẻ với mẹ. Hồi bé, có gì cũng tỉ tê. Anh bắt đầu làm sống dậy thói quen này. 

Nhờ người thân người thương yểm trợ mình vượt qua sóng gió là một cách. Nhưng tự lực quan trọng hơn. Phải làm mới lại mình, từ những thói quen tốt bắt đầu hằng ngày.

“Bây giờ các cậu thấy mình tươi vậy là nhờ đã gỡ bỏ cố chấp đó”. Anh nói và nhấn mạnh, khi yêu thương không đúng cách, ta sẽ như người trúng độc vậy, mọi thứ bị tê liệt. Nặng hơn có thể đánh mất chính mình, chìm đắm trong khổ đau.

Mọi người nghe, không phán xét. Riêng tôi dâng lên trong lòng mình một niệm biết ơn. Những người bạn thiện tri thức sẽ như người cầm đèn đi cùng, ta sẽ được sáng lây.

Thoát vai khi về nhà để gìn giữ yêu thươngThoát vai khi về nhà để gìn giữ yêu thương

Một số gia đình hay gặp tình trạng vợ chồng khi về đến nhà vẫn giữ cách nói năng, suy nghĩ như đang là sếp, là người trên công ty. Họ chỉ dẫn, đôi khi là “dạy đời” người phối ngẫu.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *