Nhật Bản tưởng niệm 79 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima

Các đại biểu đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân trong vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima tại công viên tưởng niệm Hòa Bình, thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào sáng 6-8 – Ảnh: AFP

Đài NHK ghi nhận khoảng 50.000 người tham dự buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima tại công viên tưởng niệm Hòa Bình thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào sáng 6-8.

Ngoài những người sống sót sau vụ đánh bom, gia đình các nạn nhân, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và đại diện từ 109 quốc gia cũng có mặt tại lễ tưởng niệm sáng 6-8.

Vào 8h15, đúng thời điểm quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima vào năm 1945, toàn bộ những người tham gia đã dành một phút mặc niệm các nạn nhân.

Giới chức địa phương đặt một tấm bia khắc tên các nạn nhân thiệt mạng do hậu quả để lại từ vụ ném bom nguyên tử năm 1945 trong vòng 12 tháng qua bên trong khuôn viên công viên tưởng niệm Hòa Bình.

Vụ ném bom khiến khoảng 80.000 người chết ngay lập tức, hàng chục nghìn người thiệt mạng sau đó do phơi nhiễm phóng xạ.

Vài ngày sau vụ đánh bom ở Hiroshima, quả bom hạt nhân thứ hai được thả xuống thành phố Nagasaki vào ngày 9-8-1945, khiến khoảng 74.000 người thiệt mạng.

Cho đến nay, số người thiệt mạng do hai vụ đánh bom kinh hoàng ở Nhật Bản vẫn chưa được thống kê cụ thể. 

Không những vậy, số nạn nhân mắc các di chứng do ảnh hưởng từ vụ ném bom vẫn được ghi nhận cho đến tận hôm nay.

Theo NHK, lễ tưởng niệm năm nay có phần đặc biệt hơn khi diễn ra trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến hai cuộc xung đột ở Ukraine và ở Dải Gaza. Cùng với hai cuộc xung đột này, nỗi lo sợ về sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân cũng gia tăng dần.

Phát biểu tại buổi lễ, Thị trưởng thành phố Hiroshima Kazumi Matsui nhận định dường như các cuộc khủng hoảng toàn cầu đang khiến nhiều người trên thế giới tin rằng họ phải dựa vào sức mạnh quân sự để giải quyết các vấn đề quốc tế.

Tuy nhiên, Thị trưởng Matsui bác bỏ thực trạng này. “Sự đoàn kết của chúng ta sẽ thúc đẩy các nhà lãnh đạo trên thế giới – những người đang dựa vào khả năng răn đe hạt nhân – phải thay đổi chính sách của họ”, ông Matsui nhấn mạnh.

Thị trưởng thành phố Hiroshima cũng yêu cầu Chính phủ Nhật Bản tham gia cuộc họp thứ ba của các quốc gia nằm trong Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của Liên Hiệp Quốc vào tháng 3 tới, với tư cách là quan sát viên.

Ông Matsui cũng thúc giục Nhật Bản nhanh chóng chính thức tham gia càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida cho biết Tokyo sẽ có những nỗ lực thiết thực, dẫn đầu cộng đồng quốc tế trong việc tăng cường giải trừ vũ khí hạt nhân.

“Những thảm họa xảy ra ở Hiroshima và Nagasaki 79 năm trước và nỗi đau mà người dân phải chịu đựng không được phép lặp lại”, ông Kishida nêu rõ. 

Nhật Bản tưởng niệm 79 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima- Ảnh 3.

Các em học sinh dâng hoa tưởng niệm – Ảnh: AFP

Chiếc "chuông hòa bình" được rung lên trong buổi lễ tưởng niệm, như một lời nhắc nhở về quá khứ đau thương và những nỗi đau khôn lường do vũ khí hạt nhân để lại - Ảnh: AFP

Chiếc “chuông hòa bình” được rung lên trong buổi lễ tưởng niệm, như một lời nhắc nhở về quá khứ đau thương và những nỗi đau khôn lường do vũ khí hạt nhân để lại – Ảnh: AFP

Một số người dân đã đến thắp nến tại khu vực đài tưởng niệm ở công viên tưởng niệm Hòa Bình từ sáng sớm 6-8 - Ảnh: AFP

Một số người dân đã đến thắp nến tại khu vực đài tưởng niệm ở công viên tưởng niệm Hòa Bình từ sáng sớm 6-8 – Ảnh: AFP

Nhật Bản tưởng niệm 79 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima- Ảnh 6.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại buổi lễ tưởng niệm sáng 6-8 – Ảnh: AFP

Nga, Belarus, Palestine không được mời tham dự lễ tưởng niệm

Ba năm qua, đại diện của Nga và Belarus không được thời tham dự lễ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ ném bom ở Hiroshima do chiến sự ở Ukraine.

Theo Hãng tin AFP, đại diện của Israel có mặt tại buổi lễ tưởng niệm sáng 6-8 như thường lệ. Tuy nhiên, đại diện Israel không được mời tham dự lễ tưởng niệm ở thành phố Nagasaki năm nay. Chính quyền thành phố Nagasaki giải thích quyết định này không mang bất kỳ “động cơ chính trị” nào.

Trái lại, theo truyền thông địa phương, giới chức Hiroshima không gửi lời mời đại diện của Palestine. “Thật bất ngờ khi Palestine không nhận được lời mời tham dự lễ tưởng niệm”, phái đoàn thường trực của Palestine tại Tokyo viết trên mạng xã hội X hồi tháng 7.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *