Nhìn góc bếp của má có củ kiệu, thịt heo ngâm mắm, đã thấy Tết về

Củ kiệu của má làm – Ảnh: NGUYỄN ĐƯỚC

Chiều cuối năm, tôi ghé vào siêu thị trên đường Tô Hiến Thành, quận 10, TP.HCM. Ngửi mùi kiệu thơm nồng, tôi lại nhớ đến những mùa kiệu tết nơi quê nhà của má.

Sáng đầu tuần, chị Năm chụp hình mấy hũ mắm kiệu của má làm để ở góc bếp rồi đưa lên “Phây”, đưa lên “Zalo” khoe kiệu của má, làm tôi lại mong tết nhanh đến để về nhà, về bên má, để được ăn món mắm kiệu ngâm mắm má làm cho đã thèm.

Tháng Chạp về, quê tôi miền Trung mưa phùn, tiết trời trở lạnh nhiều hơn. Thời điểm này cũng là thời điểm mà nhà nhà người người bắt đầu làm các món bánh tết, làm món mắm kiệu ngâm nước mắm hay làm dưa món, hành chua để “ăn chơi” trong ba ngày tết.

Hồi còn nhỏ sống ở quê nhà, cứ vào những ngày tháng Chạp, đi dạo dạo một vòng quanh xóm làng đã nghe thơm lừng mùi khói bánh tết nhà ai làm, thơm nồng mùi kiệu nhà ai phơi trên mái nhà để chuẩn bị làm món củ kiệu ngâm mắm.

Thời điểm này, má tôi cũng bắt đầu vào bếp để làm mấy món bánh tết, làm món dưa kiệu, thịt heo ngâm nước mắm mà mấy chị em tôi rất thích để ăn trong những ngày Tết.

Tờ mờ sáng, má đã lọ mọ thức dậy ra chợ để lựa chọn mua những bó kiệu ưng ý, lựa những củ cà rốt tươi ngon để mang về nhà làm món củ kiệu ngâm nước mắm. Những bó kiệu thơm nồng má mua ngoài chợ mang về, mấy chị em tôi tranh nhau ngồi bên cạnh để phụ má, để xem cách má làm món của kiệu ngâm nước mắm là như thế nào.

Nhìn góc bếp của má đã thấy Tết về - Ảnh 3.

Món kiệu ngâm mắm trong góc bếp của má – Ảnh: NGUYỄN ĐƯỚC

Củ kiệu phải được trộn tro, phơi sương rồi mang phơi dưới làn nắng ấm qua nhiều lần (vì tháng Chạp quê tôi mưa nhiều) thì làm món củ kiệu dưa hành ngâm nước mắm mới thơm ngon, củ kiệu mới dai, giòn và điều đặc biệt là để càng lâu càng ngon. Má tôi hay nói với mấy chị em tôi như vậy. Với món thịt heo ngâm mắm cũng vậy, má làm rất công phu và có bí quyết riêng nên mấy chị em tôi rất ghiền món ruột nhà làm này của má mỗi khi tết đến xuân về.

Chừng ngoài 20 tháng Chạp, khi đã đưa ông Táo về trời, má lại lên kế hoạch và lọ mọ vào bếp làm tiếp mấy món bánh tết như bánh thuẫn, bánh nổ, bánh in, bánh mè mà mấy chị em tôi cũng rất thích nhân nhi trong những ngày tết.

Những ngày đông lạnh cuối năm, ngồi quay quần trong gian bếp nhỏ với má, xem và phụ má làm mấy món bánh tết, để được má cho thưởng thức, ăn mấy cái bánh tết làm bị “xấu”, mấy cái bánh in, bánh nổ bị vỡ nát thì còn gì sung sướng bằng.

Làm mấy món bánh in, bánh thuẫn hay bánh nỗ cũng thật là công phu và mất công. Để bánh được cứng giòn, thơm ngon và để được lâu hơn, sau khi bánh được làm xong, mấy chị em tôi lại phụ má làm thêm một nồi than rực hồng để má tiếp tục… sấy bánh.

Mùi khói bánh được sấy dưới lò than bay thơm ngào ngạt khắp cả gian bếp khiến mấy chị em tôi thèm thuồng.

Nhìn góc bếp của má đã thấy Tết về - Ảnh 4.

Thịt heo ngâm mắm cuốn rau sống bánh tráng của má – Ảnh: NGUYỄN ĐƯỚC

Củ kiệu, thịt heo ngâm mắm, mấy món bánh tết má làm xong, má lại bỏ vào trong mấy cái hủ nhựa, để gọn gàng ở một góc bếp. Nhìn góc bếp của má những ngày tháng Chạp đã thấy “mùi” Tết, đã thấy Tết đang về trước ngõ nhà…

Mấy ngày tết món củ kiệu của má mà ăn chung với bánh tét bánh chưng, nhất là ăn với bánh tét chiên, món thịt heo ngâm mắm của má mà nhúng với bánh tráng cuốn với rau sống với mấy chị em tôi không có món ngon vật lạ nào có thể sánh bằng.

Mấy chục năm qua dù là những cái Tết nghèo khó thời bao cấp hay những cái Tết bây giờ cũng đã có phần tươm tất, đủ đầy, má tôi vẫn giữ thói quen làm món kiệu, thịt heo ngâm nước mắm để chờ mấy chị em tôi đi làm ăn xa nhà quay trở về nhà ăn Tết bên cạnh gia đình, bên cạnh má cho thỏa lòng “hương nhớ mấy món tết của má.

Nhìn góc bếp của má đã thấy Tết về - Ảnh 5.

Tết về với má để ăn bánh tét chiên, dưa hành, củ kiệu – Ảnh: NGUYỄN ĐƯỚC

Má năm nay cũng đã gần 80 tuổi, cái tuổi mà người ta ví “gần đất xa trời”, cái tuổi người ta ví “mẹ già như chuối chín cây”. Tôi chỉ mơ ước và cầu mong sao cho má được khỏe mạnh, để mấy chị em tôi còn có má bên cạnh để làm chỗ dựa tinh thần, để mấy chị em tôi còn có nhiều cơ hội được trở vể nhà, quay quần bên mâm cơm còn có má trong những ngày Tết, để được thưởng thức, để được ăn mấy món bánh tết của má làm, mấy món củ kiệu, thịt heo ngâm nước mắm của má trong mấy mươi năm qua mà má đã nuôi mấy chị em tôi lớn khôn, nên người.

Ký ức Tết trong miền thương nhớ

Tết trong ký ước của bạn là gì? Là những ngày thơ bé bên ông bà, cha mẹ? Hay những ngày giáp Tết cùng cả nhà tất bật sắm sửa, làm cỗ cúng gia tiên? Những món ăn nào khiến bạn chỉ nghe tên là thấy Tết?…

Mời bạn chia sẻ ký ức Tết với Tuổi Trẻ Online. Bài viết, hình ảnh (bạn có bản quyền sử dụng) vui lòng gửi về hòm thư [email protected]. Vui lòng cung cấp thông tin tài khoản để tòa soạn gửi nhuận bút sau khi bài được chọn đăng. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

Trong hai ngày 10 và 11-1, Tuổi Trẻ Online đã nhận được email của các độc giả viết về Ký ức Tết trong miền thương nhớ: Truc Nguyen, Nguyễn Thị Thùy Trang, Xứ Nẫu Ma Tân, Lê Tấn Thời, Lại Thị Ngọc Hạnh, Phan Thanh Cẩm Giang, Trần Văn Tám, Ducnguyen Nguyen.

Tết đến, má chọn loại nếp ngon nhất đi nổ bỏng để dện cốm - Ảnh 2. Tết trong hương cốm dẹp

TTO – Thuở nhỏ ở quê, nếu đám con nít trong xóm luôn háo hức trông đợi mỗi lần Tết đến để được nhiều phong bao lì xì, được mặc quần áo mới thì nỗi mong chờ của tôi thật ngộ: Tết được ăn cốm dẹp.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *