Nờ Ô Nô, đừng lấy danh nghĩa ‘sáng tạo’ rồi muốn nói gì thì nói

Phạm Đức Tuấn (Nờ Ô Nô) làm việc tại Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM – Ảnh: Sở TTTT

Như tin đã đưa: Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM vừa xử phạt Phạm Đức Tuấn (Nờ Ô Nô) 30 triệu đồng vì đăng clip với nội dung “Giữa Hoàng Mobi và Bác Hồ Chí Minh thì bạn sẽ chọn ai”, “Giữa Lê Tuấn Khang và Bác Hồ Chí Minh thì em sẽ chọn ai” trên kênh TikTok “Tuấn không cận (giải cứu)”.

Nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online đặt vấn đề: Tại sao trước đó đã có những trường hợp xử phạt rồi vẫn còn tái phạm? Với thái độ, hành vi của Nờ Ô Nô thì phạt tiền có đủ sức răn đe TikToker này hay không?

Bạn đọc Nguyễn Văn Công, giảng viên tâm lý Đại học Nguyễn Huệ, đã có bài viết gửi đến Tuổi Trẻ Online bày tỏ ý kiến xung quanh vụ việc.

Xin đừng lấy danh nghĩa “sáng tạo” 

Cũng như bao độc giả của Tuổi Trẻ Online, là người làm ở lĩnh vực giáo dục, văn hóa, tôi thật sự phẫn nộ trước hành vi mượn mạng xã hội để vi phạm pháp luật của Nờ Ô Nô.

Không thể lấy lý do thiếu hiểu biết mà đó là việc cố tình vi phạm.

View được quy ra tiền nên không ít người đã làm mọi cách để câu view, với danh nghĩa là “sáng tạo nội dung”.

Câu view bất chấp, nhiều chủ kênh YouTube, TikTok từng bị xử phạt. Điển hình như kênh YouTube có tên T., đăng tải nhiều video có nội dung kể chuyện em trai giết anh ruột với những tình tiết rùng rợn…

Hay như trước đó cơ quan chức năng cũng xử lý một nữ TikToker đã thản nhiên đăng tải đoạn video cho thấy khoảnh khắc cô gái này đang ngồi lên băng chuyền hành lý tại sân bay.

Ăn mặc mát mẻ, ngồi tạo dáng và có biểu cảm “nũng nịu” ngồi trên băng chuyền hành lý ở sân bay, cô gái này “diễn” trước đám đông.

Đoạn video nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn lượt xem trên TikTok, Facebook, Instagram. Đa phần cư dân mạng sau khi xem đoạn video đều phải lắc đầu ngán ngẩm, bày tỏ sự phẫn nộ với hành động của cô gái này.

Nhiều video trên các nền tảng khác như Facebook, TikTok có nội dung nhảm, bẩn, thu hút nhiều lượt xem, từ đó gầy dựng “số má” cho chủ kênh.

Tương tự, kênh TikTok Nờ Ô Nô cũng đã từng vi phạm. Nhưng việc làm video xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc lần này đã vượt quá giới hạn, không còn là việc chuyện nhận thức hời hợt mà là hành động “cố ý”, khiến cộng đồng mạng không thể chấp nhận được.

Từ việc dùng lời lẽ thiếu thiện cảm, thậm chí là phản cảm ở video clip trước đây đến sự việc gần đây cho thấy sự tùy tiện, dễ dãi, coi thường pháp luật, bất chấp bằng mọi giá chứ không phải là chuyện “làm cho vui” cộng đồng mạng.

Cần quản lý chặt, xử lý nghiêm

Mang đến cho cộng đồng người xem những nội dung chứa thông điệp đẹp, có tính giải trí hoặc những giá trị sống là rất quan trọng của những người làm nghề sáng tạo như TikToker, YouTuber…

Không ít  kênh TikTok, YouTube thiết kế nội dung ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu giúp người xem thưởng thức trong thời gian ngắn và bổ ích.

Trong đó, có không ít những kênh TikTok, YouTube hướng dẫn mọi người tập luyện những kỹ năng thể thao, nấu ăn, chăm sóc bản thân… giúp người xem học được những bài học giá trị mà sách vở đôi khi không làm được.

Tuy nhiên, với việc hàng loạt TikToker, YouTuber vi phạm gần đây, cơ quan chức năng cần có những biện pháp để quản lý chặt chẽ hơn nữa các nền tảng này, không để các kênh YouTube, TikTok bẩn lan truyền trong cộng đồng, trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.

Đồng thời xử lý thật nghiêm để không còn tái diễn những hành vi tương tự.

Làm sao xây dựng các kênh TikTok, YouTube hướng tới yếu tố văn minh, mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng. 

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *