TP.HCM ‘đặt hàng’ nền tảng dùng chung bệnh án điện tử

BSCK2 Bùi Nguyễn Thành Long – phó trưởng phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế TP.HCM – trình bày về “đặt hàng” bệnh án điện tử – Ảnh: TRỌNG NHÂN

Đại diện Sở Y tế TP.HCM đưa ra “đặt hàng” về bệnh án điện tử trong hội nghị chia sẻ bài toán nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý và khám chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM, do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) tổ chức chiều 29-5.

Đây là một trong nhiều hoạt động kết nối nằm trong cuộc thi “Tìm kiếm giải pháp đổi mới sáng tạo trong khu vực công năm 2024 – Saigon Govtech Challenge 2024” (Gov.Star 2024) của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM. Theo đó, các cơ quan, đơn vị sẽ được kết nối với cộng đồng đổi mới sáng tạo để nêu bài toán đang gặp phải, nhằm tìm kiếm giải pháp thông qua cuộc thi Gov.Star 2024.

Tại hội nghị chiều 29-5, BSCK2 Bùi Nguyễn Thành Long – phó trưởng phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế TP.HCM – trình bày tại TP.HCM đã có 44/55 bệnh viện xây dựng kế hoạch triển khai bệnh án điện tử EMR (đạt 80%).

Tuy nhiên chỉ có 4 bệnh viện đã có bệnh án điện tử được Bộ Y tế thẩm định (có 2 bệnh viện đã công bố là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nhi đồng thành phố). Có đến 51 bệnh viện chưa đủ điều kiện thẩm định bệnh án điện tử, chiếm tỉ lệ 92,7%.

Trong khi đó, theo yêu cầu của Bộ Y tế, đến năm 2025, tất cả bệnh viện trên cả nước phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử.

Theo ông Long, thách thức nằm ở chỗ hệ thống bệnh án điện tử cần được triển khai trên nền tảng công nghệ hiện đại, tích hợp các hệ thống quản lý y tế như hồ sơ bệnh án, quản lý bệnh nhân, kê đơn thuốc và các tác vụ số khác. Bệnh án điện tử cũng được yêu cầu liên thông các phần mềm khác như bảo hiểm y tế và có tính năng chia sẻ dữ liệu.

Dù vậy, nhân sự về công nghệ thông tin tại các bệnh viện chưa đáp ứng được nhu cầu về xây dựng và quản trị hệ thống, cũng như phát triển ứng dụng cho đơn vị. Ngoài ra, kinh phí đầu tư cho hạ tầng công nghệ và đào tạo nhân sự còn nhiều hạn chế.

PGS.TS.BS Nguyễn Anh Dũng, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, chia sẻ tại hội nghị - Ảnh: TRỌNG NHÂN

PGS.TS.BS Nguyễn Anh Dũng, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, chia sẻ tại hội nghị – Ảnh: TRỌNG NHÂN

PGS.TS.BS Nguyễn Anh Dũng, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng thay vì mỗi đơn vị sẽ phát triển một bệnh án điện tử riêng “từ A đến Z”, thì có thể xây dựng một khung bệnh án điện tử dùng chung. Từ khung dùng chung này, mỗi đơn vị có thể tùy chỉnh dựa vào một số yếu tố đặc thù như quy mô, số giường bệnh…

Bởi nhìn chung giữa các bệnh viện, các quy trình khám chữa bệnh, điều trị, cho thuốc… có nhiều nét tương đồng.

Theo ông Dũng, có thể hướng tới dữ liệu của người bệnh trong các bệnh án điện tử có được sự liên thông để khi khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố, từ y tế chuyên sâu đến y tế cơ sở, dữ liệu toàn bộ quá trình khám chữa bệnh có sự xuyên suốt.

Ngoài bệnh án điện tử, TP cần thêm nhiều giải pháp cho khu vực công

Cuộc thi “Tìm kiếm giải pháp đổi mới sáng tạo trong khu vực công năm 2024” (Gov.Star 2024) đang tiếp nhận các giải pháp từ các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có giải pháp, mô hình đổi mới sáng tạo có khả năng chuyển giao, ứng dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước, trường học, bệnh viện trên địa bàn TP.HCM.

Các cá nhân, tổ chức có giải pháp đoạt giải sẽ nhận gói ươm tạo theo nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND ngày 11-11-2023 với 80 triệu đồng/dự án, bao gồm 30 triệu đồng tiền công lao động, 50 triệu đồng chi phí khác.

Ông Nguyễn Việt Dũng, giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, cho rằng các thách thức mà khu vực công đang gặp phải sẽ cung cấp nhiều đầu bài hay cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Khi tham gia Gov.Star, ngoài nhận được các gói ươm tạo, các cá nhân, tổ chức sẽ được kết nối với cơ quan y tế, giáo dục, đào tạo, UBND quận huyện, TP Thủ Đức, phường, xã để khảo sát, áp dụng, thử nghiệm… sản phẩm, giải pháp trong dự án.

Hồ sơ đăng ký tham gia cuộc thi Gov.Star 2024 nộp trước ngày 15-6-2024, theo hình thức trực tuyến qua email [email protected].

Triển khai bệnh án điện tử rất chậm, do đâu?Triển khai bệnh án điện tử rất chậm, do đâu?

Cả nước có gần 1.400 bệnh viện, nhưng đến nay chỉ có 77 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử, dù thực hiện thì có lợi cho cả người bệnh và bệnh viện. Bộ Y tế cũng nhận định việc triển khai bệnh án điện tử đang thực hiện rất chậm.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *