Tự kích thích huyệt tay chân để chữa đau loét dạ dày – tá tràng

Hiện có nhiều người trẻ tuổi bị đau dạ dày – Ảnh minh họa

Chớ để đau dạ dày trở thành biến chứng nghiêm trọng

Lương y Hoàng Duy Tân, nguyên phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai, cho biết đau, loét dạ dày – tá tràng là bệnh phổ biến thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn là nữ giới, nhất là từ 20 – 60 tuổi. 

Người bị chứng này có thể xuất hiện đau sớm, thường xảy ra 1 – 2 giờ sau khi ăn. Điểm đau rõ trên đường rốn, mỏm ức, lệch sang phải độ 2cm, cảm giác nặng bụng, nóng buốt. 

Cũng có khi đau vào khuya, khoảng 1 – 2 giờ sáng. Cơn đau nối tiếp trong nhiều ngày, trung bình từ 20 – 30 ngày hoặc nhiều hơn nhưng ít khi ngắn dưới 10 ngày.

Loét dạ dày – tá tràng mang tính chất mùa, xuất hiện và biến đi không có báo hiệu. Giữa các đợt đau, người bệnh ăn uống bình thường, có khi tưởng đã khỏi hẳn vì ăn uống quá mức hoặc ẩu mà cũng không thấy đau. 

Cho đến khi có tác nhân gây bệnh như: ăn uống không khoa học hoặc căng thẳng thần kinh, hoặc thay đổi thời tiết, bước vào mùa xuân hoặc thu cơn đau trở lại. Hiện tượng trên lặp đi lặp lại trên nhiều năm, có tính chu kỳ.

Đối với loét dạ dày – tá tràng mạn tính, cơn đau có thay đổi: đợt đau kéo dài hơn, thời gian đau trong ngày không rõ nữa, khoảng nghỉ đau trong năm cũng ngắn lại hoặc mất đi. Người bệnh đau âm ỉ, liên tục. Giữa các cơn đau và cơn đau có vẻ nhẹ hơn và mất nhạy cảm dần với thuốc.

Đa số các triệu chứng của đau dạ dày sẽ xuất hiện đột ngột nhưng cũng có thể chữa khỏi chỉ sau một vài tuần, khi bệnh đau dạ dày vẫn ở giai đoạn cấp tính.

Tuy nhiên, nếu đau dạ dày đã tiến triển sang tình trạng mạn tính, cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên và mức độ cũng nghiêm trọng hơn, khi đó bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:

– Xuất huyết dạ dày.

– Viêm loét dạ dày.

– Thủng dạ dày.

– Hẹp môn vị.

– Ung thư dạ dày.

Vì vậy, khi có những dấu hiệu cảnh báo đau dạ dày, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Ngoài ra nên định kỳ khám sức khỏe hằng năm để loại trừ và phát hiện bệnh lý liên quan đến dạ dày.

Nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh các thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.

Kích thích vị tràng điểm để giảm đau dạ dày - Ảnh minh họa: HÀ LINH

Kích thích vị tràng điểm để giảm đau dạ dày – Ảnh minh họa: HÀ LINH

    Kích thích huyệt vị tràng để giảm đau

    Lương y Hoàng Duy Tân phân tích, dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, nối giữa thực quản và tá tràng, nằm sát dưới vòm hoành trái, ở sau cung sườn và vùng thượng vị bên trái, một phần nằm dưới cách mô phía bên phải. 

    Dạ dày rất co giãn, có thể tích từ 2 – 2,5 lít hoặc hơn nữa, nên không có hình dạng nhất định, thay đổi tùy thuộc lượng thức ăn vào, hoặc vì sự biến đổi ở các cơ quan xung quanh.

Sự xúc động, sợ hãi, chán nản cũng ảnh hưởng đến dạ dày. Những nghiên cứu đã chứng tỏ rằng một số bệnh loét dạ dày do giảm chức năng hoạt động của tuyến yên và tuyến thượng thận.

Để phòng và chữa bệnh dạ dày hãy thực hiện bấm các khu phản xạ dạ dày ở chân và tay tùy vào mức độ đau.

Loét dạ dày: Phương pháp trị liệu có hiệu quả nhất đối với loét dạ dày thời kỳ đầu là kích thích “vị tràng điểm” (hình minh họa). 

Dùng bó tăm tre (khoảng 10 cái), kẹp tóc hoặc điếu ngải hơ (cứu) kích thích mạnh điểm vị tràng để trị loét dạ dày là vì dịch vị bài tiết quá nhiều gây ra, do đó điều kiện tiên quyết để phòng loét dạ dày là khống chế công năng dạ dày. Kích thích nhiều lần có thể giảm bài tiết dịch vị.

Ngoài ra, kích thích “vùng ngực bụng” cũng có thể hỗ trợ trị loét dạ dày; phối hợp kích thích đồng thời với “vị tràng điểm” hiệu quả càng nhiều.

Kích thích vị trí tiền đầu và khu ngực bụng khi đau dạ dày thông thường - Ảnh minh họa: HÀ LINH

Kích thích vị trí tiền đầu và khu ngực bụng khi đau dạ dày thông thường – Ảnh minh họa: HÀ LINH

Đau dạ dày thông thường: Đối với việc trị liệu bệnh về dạ dày thông thường thì huyệt dạ dày, ruột là huyệt quan trọng nhất. Huyệt này nằm giữa lòng bàn tay, nằm trong khu tam châm, gần phía cổ tay.

Huyệt tác động đến dạ dày là huyệt trị liệu các bệnh về dạ dày cơ bản nhất, nhưng ngoài ra còn có hai huyệt hỗ trợ khác lần lượt là tiền đầu điểm và khu phản xạ ngực và bụng nằm trên mu bàn tay.

“Cần dùng đầu kẹp tóc kích thích huyệt tác động huyệt dạ dày, ruột từ 14-15 lượt. Nếu dùng điếu ngải cứu chỉ cần 7 – 8 lần. Quan trọng nhất là kích thích phải mạnh ở mức nhất định, nếu chỉ kích thích nhẹ sẽ có thể có tác dụng làm vị toan tiết nhiều thêm” – lương y nhấn mạnh.

Bấm khu phản xạ chân khi dạ dày, thực quản suy yếu - Ảnh minh họa: HÀ LINH

Bấm khu phản xạ chân khi dạ dày, thực quản suy yếu – Ảnh minh họa: HÀ LINH

Ợ hơi, chướng bụng bấm khu phản xạ chân: Vị trí thẳng giữa ngón chân cái xuống đến giữa lòng bàn chân, chỗ này là một vùng (rộng bằng khoảng 1 đốt ngón tay) chứ không phải một điểm. 

Khu phản xạ dạ dày ở cả hai bên chân, ngay bờ dưới ngón chân cái ngang đường eo, ngang khu phản xạ tuyến thượng thận, sát khu phản xạ tụy, chân trái chịu ảnh hưởng nhiều hơn (túc khu phản xạ khu kiện khang pháp).

Tác dụng: Giảm đau, tiêu viêm, chống viêm, điều vị. Trị viêm dạ dày cấp, mạn tính, loét dạ dày, sa dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, ợ chua, ợ, nấc, u dạ dày…

Lưu ý: Khi dạ dày có bệnh, nếu bấm vùng phản xạ này sẽ làm bệnh nhân ợ hơi, đó là hiện tượng bệnh đang giảm. 

Nếu có ợ, cần cho uống ngay ly nước ấm để đè hơi xuống. Không được bấm vùng phản xạ này khi đang quá no, nếu cần kíp trong chữa bệnh chỉ được bấm vùng phản xạ điểm bạch huyết phần bụng và kích thích nhẹ vùng phản xạ này, vì nếu kích thích mạnh vùng phản xạ dạ dày tá tràng trong lúc quá no bị nôn ói.

Trong bệnh loét dạ dày, khi được bấm vùng phản xạ này sẽ cảm thấy dạ dày được ẩm lên, bớt đi sự trống vắng (nơi vùng phản xạ này như mất hút, rỗng). Trong bệnh no hơi, đầy chướng khi được bấm vùng phản xạ này sẽ cảm thấy như có một luồng hơi đưa xuống (nơi vùng phản xạ này như cộm cứng, gồng cứng lên).

Khi người bệnh có triệu chứng nghi ngờ viêm dạ dày, nên làm một số xét nghiệm như sau:

– Xét nghiệm máu để đánh giá mức độ mất máu.

– Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn H.P.

– Nội soi dạ dày tá tràng để đánh giá mức độ thương tổn của dạ dày, sinh thiết tổn thương nếu nghi ngờ.

Để điều trị có hiệu quả bệnh viêm dạ dày cấp tính cần phải dựa trên các nguyên tắc sau:

– Người bệnh cần ăn kiêng, tránh các thức ăn kích thích niêm mạc dạ dày như rượu, thuốc lá, nước ngọt có gas.

– Loại trừ nguyên nhân gây viêm dạ dày nếu có, điều trị các triệu chứng như giảm đau, giảm tiết acid.

– Dùng thuốc kháng sinh thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn H.P.

– Nếu là viêm dạ dày cấp tính do căng thẳng thì tốt nhất nên được điều trị phòng ngừa ở những người đang nằm viện có nguy cơ bị stress nặng sau chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *