Nếu người đi đường vì âm thanh này mà giật mình bị tai nạn thì có thể yêu cầu bồi thường không?
Bạn đọc Đ.T.T.T. (Quận Bình Thạnh, TP.HCM).
– Luật sư Nguyễn Phong Phú (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:
Hành vi mở nhạc lớn, ầm ĩ cả con đường là một trong những dạng vi phạm quy định về tiếng ồn, có thể bị xử phạt theo quy định tại điều 22 nghị định 45/2022/NĐ-CP. Cụ thể mức phạt như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 2 dBA.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 2 dBA đến dưới 5 dBA.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 5 dBA đến dưới 10 dBA.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 40 dBA trở lên.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 3 – 6 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 điều này.
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 6 – 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điều này.
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại điều này.
Trường hợp bạn cho rằng vì tiếng ồn phát ra từ loa mini này làm người đi đường giật mình, xảy ra tai nạn, có được yêu cầu bồi thường không? Về nguyên tắc thì khi người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác thì người đó phải bồi thường, cụ thể là quy định tại điều 602 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Bồi thường do làm ô nhiễm môi trường).
Tuy nhiên, thực tế để xử lý được trường hợp xe máy gắn loa, mở nhạc ồn ào cũng không đơn giản bởi vì: Việc xác định mức độ ồn phải được giám định, kiểm định, đo đạc cụ thể theo quy trình kỹ thuật để xác định có vượt mức quy chuẩn cho phép hay không. Trong khi đó, xe máy gắn loa làm ồn thì lưu động, không cố định nên rất khó khăn để đo đạc, kiểm định.
Mặt khác, người bị tai nạn phải chứng minh được việc bị tai nạn có nguyên nhân từ tiếng ồn của xe máy đó.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân – gia đình, kinh doanh – thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế…, chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].