Xem cách Singapore chăm chút động lực phát triển

Ông Hoàng Tuần Tài công bố Kế hoạch tài chính quốc gia Singapore năm 2024 vào hôm 16-2 – Ảnh: Reuters

Trước đó, dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Singapore là trong khoảng từ 1 – 3%. 

Trong bản phân tích đăng tải cùng ngày, nhà kinh tế Chua Han Teng thuộc Ngân hàng DBS nhận định kết quả trên được thúc đẩy đáng kể bởi sự phục hồi của năng suất lao động trong nước, củng cố quan điểm của Singapore khi xem việc nâng cao năng suất lao động là cách để thúc đẩy nền kinh tế.

“Xương sống” cho phát triển

Ngay từ những ngày đầu lập quốc, Singapore đã đề cao tầm quan trọng của năng suất lao động. Năm 1975, chỉ 10 năm sau khi giành độc lập, Singapore phát động chiến dịch nâng cao năng suất làm việc đầu tiên với khẩu hiệu “Năng suất là công việc của chúng ta”.

Chiến dịch này đặt trọng tâm nâng cao nhận thức của người lao động về việc cải thiện năng suất, tay nghề và khuyến khích mọi người không ngừng cải tiến, áp dụng công nghệ mới vào công việc.

Ngoài ra, chiến dịch trên còn tạo nhiều cơ hội đào tạo nhân sự chất lượng cao thông qua chương trình giáo dục phổ thông và đào tạo nghề. Chủ trương trên nhanh chóng hái quả ngọt khi trở thành “xương sống” cho sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Singapore những năm cuối thế kỷ 20.

Trong giai đoạn 1981-1996, tốc độ phát triển kinh tế trung bình năm của đảo quốc sư tử là 7,6%. Theo tạp chí Singapore Business Review, có đến 60% của sự phát triển thần tốc này gắn chặt với mức tăng năng suất lao động của mỗi người Singapore là 4,5%.

Từ đó đến nay, Singapore giữ nguyên tinh thần lấy việc nâng cao năng suất lao động làm một trong những kim chỉ nam phát triển đất nước.

Phát biểu về Kế hoạch tài chính quốc gia năm 2024 hồi cuối tháng 2, Bộ trưởng Tài chính Singapore Hoàng Tuần Tài (người bắt đầu kiêm nhiệm chức vụ thủ tướng từ ngày 15-5) đề ra mục tiêu phát triển trung bình năm từ 2 – 3% trong khoảng 10 năm tiếp theo.

Ông Hoàng khẳng định trong đó khoảng 1 – 2% tăng trưởng đến từ việc nâng cao năng suất lao động.

Khi đó, ông Hoàng khẳng định trước Quốc hội Singapore: “Đây là mục tiêu rất tham vọng. Rất ít quốc gia có cùng trình độ phát triển với chúng ta có thể duy trì tốc độ nâng cao năng suất như thế”.

Ông Hoàng nhấn mạnh mục tiêu trên đòi hỏi sự chuyển mình liên tục, bao gồm doanh nghiệp học cách làm ăn mới và người lao động học thêm kỹ năng mới, áp dụng công nghệ mới.

Trước hiệu ứng từ những tuyên bố trên, năng suất lao động tại Singapore có sự tăng tiến khả quan trong nửa đầu năm 2024, dù không được công bố rõ ràng. Trước đó, năng suất lao động tại Singapore đã liên tục giảm nhẹ trong những năm 2022 và 2023 dưới tác động của đại dịch COVID-19 và tình hình thế giới phức tạp.

Thư ký thường trực phụ trách chính sách của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore Gabriel Lim khẳng định: “Chúng ta càng nâng cao năng suất lao động bao nhiêu thì chúng ta càng có thể đưa triển vọng phát triển đi lên bấy nhiêu”.

Xem cách Singapore chăm chút động lực phát triển- Ảnh 2.

Nguồn: Bộ Thương mại và công nghiệp Singapore – Dữ liệu: Hà Đào – Đồ họa: TUẤN ANH

Không ngừng học hỏi

Một trong những nỗ lực chính của Chính phủ Singapore nhằm nâng cao năng suất lao động là sáng kiến SkillsFuture (Kỹ năng tương lai). Chương trình này được phát động năm 2015 với nội dung lớn nhất là cung cấp cho mỗi công dân từ 25 tuổi trở lên khoản quỹ tín dụng lên đến 500 SGD (9,5 triệu đồng).

Với khoản quỹ này, công dân có thể chi trả các khóa học kỹ năng hoặc học nghề ngắn và dài hạn. Nội dung các khóa học cực kỳ đa dạng, từ cắm hoa, nướng bánh, chà rửa nhà vệ sinh đến bảo trì máy lạnh, làm việc với trí tuệ nhân tạo (AI)…

Vào năm ra mắt, có đến 35% dân số Singapore tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng này. Năm 2022, tỉ lệ tham gia nâng lên thành xấp xỉ 50% dân số. Hồi tháng 2, ông Hoàng tuyên bố những nội dung mới để nâng cao tính thiết thực của sáng kiến đó.

Những thay đổi lần này hướng đến việc tái đào tạo các nhân sự đang ở lưng chừng sự nghiệp. Theo đó, công dân Singapore từ 40 tuổi trở lên có thể nhận khoản tín dụng để chi trả các khóa học nghề SkillsFuture lên đến 4.000 SGD (76 triệu đồng) mỗi tháng để tham gia một số khóa học bổ túc toàn thời gian nhằm nâng cao tay nghề hoặc cập nhật xu hướng mới trong lĩnh vực đang công tác.

Ông Hoàng khẳng định: “Chúng tôi sẽ giới hạn chương trình này với một số khóa đào tạo chọn lọc có thể mang lại hiệu quả nâng cao năng lực người học tốt hơn”.

Trong khi đó, ông Gavin Teo – giám đốc công ty tuyển dụng Michael Page Singapore – nhận xét: “Các khóa học này không chỉ nhằm duy trì khả năng làm việc. Nó còn nhằm chớp lấy cơ hội từng rất xa xôi và cho phép người lao động cập nhật các công nghệ mới nhất nhằm duy trì khả năng được tuyển dụng”.

Sáng tạo rất quan trọng

Qua phân tích số liệu thống kê kinh tế của Mỹ, tạp chí Singapore Business Review nhận định việc nâng cao năng suất lao động đã không còn là cách để nền kinh tế này gia tăng lợi nhuận. Thay vào đó, điều giúp một doanh nghiệp duy trì khả năng sinh lời trong thời gian dài lại là khả năng sáng tạo và đổi mới phương thức hoạt động.

Tạp chí này cảnh báo lực lượng lao động Singapore dù có nhiều điểm mạnh như tay nghề cao, khả năng hoạt động nhóm tốt nhưng một bộ phận lớn lại chưa thật sự “sáng” về mặt sáng tạo. Do đó, bên cạnh việc khuyến khích người lao động bổ túc nâng cao tay nghề, tạp chí này còn đề xuất Chính phủ Singapore chú trọng việc tạo thói quen và môi trường cho nhân sự sáng tạo và đề xuất các cách làm mới.

Singapore Singapore ‘thanh lọc’ giới siêu giàu nước ngoài

Trong thời điểm đại dịch COVID-19, giới siêu giàu trên khắp thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, đã đổ xô đến ‘miền đất hứa’ Singapore vì bị thu hút bởi các chính sách cởi mở cùng mức thuế ưu đãi tại đây.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *