Xem ‘chiến thần’ livestream, gen Z xuống tiền mua hàng Việt

Gen Z đang dẫn đầu xu thế trong việc mua sắm trực tuyến – Ảnh: L.C.

Cùng sự hỗ trợ từ KOL, KOC và độ phủ sóng mạnh mẽ trên các sàn thương mại điện tử, tín hiệu vui khi hàng Việt đang ngày càng được giới trẻ ưa chuộng.

Hàng Việt được lăng xê trên mọi mặt trận

Tham gia phiên superlive của Võ Hà Linh, Phương Anh (22 tuổi, TP.HCM) khoe tậu được hai món hàng Việt Nam chất lượng cao. Đó là dung dịch tẩy tế bào chết và toner của nhà Emmié By Happyskin.

Tham gia phiên live săn món đồ cần mua, nghe “chiến thần” Hà Linh review sản phẩm này dùng tốt, giá lại hời, Phương Anh chốt đơn luôn. “Mình hay mua hàng dựa trên lượt đánh giá và review của người nổi tiếng. Chỉ cần họ nói sản phẩm đó xài tốt, mình tin dùng theo. Hên là lâu nay sản phẩm nào cũng thật sự tốt”, Phương Anh nói.

Cô đánh giá nhiều dòng mỹ phẩm Việt có ưu điểm phù hợp làn da phụ nữ Á Đông. Từ khi chuyển sang dùng mỹ phẩm nội địa, cô nói thấy còn hợp hơn những dòng mỹ phẩm quốc tế nổi tiếng. Không những thế, cô lại không phải đợi vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam như trước, quan trọng là săn được deal giá hời.

Cũng là một tín đồ làm đẹp, Thảo Nguyên (20 tuổi, TP.HCM) có thói quen xem review của beauty blogger trên mạng xã hội trước khi “xuống tiền” cho một sản phẩm.

Hai trong số thương hiệu được cô gửi gắm niềm tin thời gian gần đây là Cocoon và Cỏ Mềm của Việt Nam.  

Trước đây, Nguyên chuộng xài mỹ phẩm ngoại nhập. Giờ đây cô nói hàng nội địa có quá nhiều ưu điểm khiến mình không thể bỏ qua, đặc biệt là ở lắng nghe ý kiến người tiêu dùng và liên tục cải tiến sản phẩm.

“Nhiều người nói hàng Việt Nam mắc, nhưng mình thấy tiền nào của đó. Từ hàng bình dân đến hàng cao cấp đều có. Doanh nghiệp Việt Nam một khi đã làm nghiêm túc thì rất uy tín”, Nguyên nhận xét.

Gen Z tiếp cận hàng Việt nhờ thói quen mua sắm trực tuyến - Ảnh 2.

Hàng Việt đang ngày càng chiếm được ưu thế trên thị trường – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Mua hàng Việt có nhiều ưu đãi

Nhờ thói quen săn sale vào mỗi tháng, Thanh Bình (21 tuổi, TP.HCM) đã khám phá ra nhiều thương hiệu thời trang nội địa chất lượng. Theo Bình, các thương hiệu thường có mức giảm giá hấp dẫn hơn so với hàng nhập khẩu.

“Cùng một mặt hàng, nhưng hàng trong nước luôn có nhiều ưu đãi hơn từ các nền tảng qua khuyến mãi, chiết khấu từ người bán mà nếu tận dụng hết có khi giá sản phẩm chỉ bằng một nửa giá thực”, Bình cho biết.

Mua hàng vì giá rẻ, Bình không mong chờ nhiều về chất lượng nhưng kết quả lại vượt xa mong đợi. “Sản phẩm vừa đẹp vừa chất lượng. Từng đường kim mũi chỉ may rất tỉ mỉ, chắc chắn. Mình ưng vô cùng”, Bình tâm đắc.

Vừa có ý định mua một chiếc áo khoác mới, Quân Nguyễn (19 tuổi, TP.HCM) đã bắt gặp hàng loạt các quảng cáo, các phiên livestream từ các thương hiệu hàng trong nước trên điện thoại.

Hãng nào cũng bắt mắt với nhiều mẫu mã đẹp. Nghe người bán trên livestream giới thiệu sản phẩm, cậu quyết định mua thử một chiếc.

Quân nhận xét, giá trong livestream rẻ hơn so với bình thường, nên đã mua. Chất lượng sản phẩm ở mức bình thường, nhưng nhìn chung là được so với giá cả khá hợp lý.

Sau lần đó, Quân không biết có phải do thuật toán hay không, mạng xã hội liên tiếp xuất hiện nhiều thương hiệu hàng trong nước khác vô cùng hợp gu khiến cậu không ngừng thêm vào giỏ hàng chờ dịp sale để mua.

Gen Z tiếp cận hàng Việt nhờ thói quen mua sắm trực tuyến - Ảnh 2.Doanh nghiệp Việt tăng livestream bán hàng

Khi các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới phát triển, đã có nhiều doanh nghiệp (DN) phát triển nhanh chóng phát triển những buổi livestream bán hàng. Nhưng bên cạnh đó không ít DN phá sản, khó khăn hơn.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *