Nhiều người chê xe điện vẫn không đủ ‘sạch’, sự thực là thế nào?

Các nhà nghiên cứu đã mổ xẻ việc xả thải suốt vòng đời sản xuất, tồn tại và kết thúc của xe điện để tìm ra câu trả lời – Ảnh: ABC News

Trong khi xe điện đang lên ngôi, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng phương tiện này vẫn chưa đủ sạch.

Trang tin tức ABC News của đài ABC của Úc đã đi tìm câu trả lời cho những hoài nghi này, dựa trên dữ liệu của Electric Vehicle Council, cơ quan quản lý về các vấn đề liên quan đến xe điện của Úc.

Theo đó, chu kỳ của một chiếc xe điện gồm 4 giai đoạn: sản xuất xe, sản xuất pin, vận hành và tái chế (bao gồm cả pin). Cả 4 giai đoạn này đều có một lượng khí thải nhất định thải ra môi trường.

Giai đoạn đầu tiên: Sản xuất xe

Giai đoạn đầu tiên gồm sản xuất nguyên liệu thô cho thân xe, nội thất, lốp xe, ghế ngồi và những bộ phận khác. Dù là xe điện hay xe xăng, tất cả đều thải ra một lượng khí thải gần như tương tự trong giai đoạn này.

Việc sản xuất xe xăng có xả thải nhiều hơn xe điện do có nhiều bộ phận hơn, nhưng khoảng cách được xem là rất nhỏ - Ảnh: ABC News

Việc sản xuất xe xăng có xả thải nhiều hơn xe điện do có nhiều bộ phận hơn, nhưng khoảng cách được xem là rất nhỏ – Ảnh: ABC News

Giai đoạn thứ hai: Sản xuất pin

Trong khi đó, giai đoạn thứ 2 – sản xuất pin cho thấy sự chênh lệch rõ rệt về lượng khí thải ra môi trường giữa xe xăng và xe điện.

Pin là một phần rất quan trọng trên xe điện, cần nhiều chất liệu để tạo ra. Mỗi nơi có tiêu chuẩn khác nhau. Pin được sản xuất ở Trung Quốc sẽ có lượng khí thải ra môi trường cao hơn pin sản xuất ở châu Âu.

Điều này dẫn đến việc, những chiếc xe điện sử dụng pin làm từ Trung Quốc cũng “ô nhiễm” hơn xe sử dụng pin châu Âu. Hay nói cách khác, lượng khí thải ra môi trường của những mẫu xe điện này sẽ cao hơn đáng kể.

Trong giai đoạn này, xe điện xả thải nhiều hơn - Ảnh: ABC News

Trong giai đoạn này, xe điện xả thải nhiều hơn – Ảnh: ABC News

Dẫu vậy, nhiều chuyên gia về khí hậu nhận định lượng khí thải ra môi trường từ những mẫu pin này sẽ giảm xuống trong tương lai khi ngày càng nhiều đơn vị sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất pin.

Giai đoạn thứ ba: Vận hành xe

Tuy nhiên, lượng khí thải lớn nhất đến từ một chiếc xe diễn ra trong giai đoạn vận hành. Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Úc, trung bình một ô tô chạy khoảng 12.600km/năm, tương đương 189.000km trong suốt vòng đời.

Năm 2022, 68% xe điện ở Úc đến từ nhiên liệu hóa thạch và 32% đến từ năng lượng tái tạo - Ảnh: ABC News

Năm 2022, 68% xe điện ở Úc đến từ nhiên liệu hóa thạch và 32% đến từ năng lượng tái tạo – Ảnh: ABC News

Với quãng đường trên, lượng xăng/dầu cung cấp cho xe là rất lớn. Theo Cục Thống kê Úc, một chiếc SUV chạy xăng trung bình thải ra gần 46.000 tấn carbon ra môi trường trong suốt vòng đời.

Mặt khác, xe điện không hề thải ra số lượng khí thải lớn tới như vậy. Quá trình vận hành xe điện gây phát thải ra môi trường nhiều nhất tới từ nguồn điện của quốc gia mà xe có mặt.

Nếu xe điện sạc tại một trạm sạc cung cấp bằng nhiên liệu hóa thạch thì sẽ gây ra lượng khí thải lớn hơn việc sạc tại các trạm sạc sử dụng năng lượng tái tạo. Điều này dẫn tới việc mạng lưới điện càng “sạch” thì xe điện cũng “sạch” theo.

Giai đoạn cuối cùng: Tái chế

Các chuyên gia trong ngành nhận định lượng khí thải để vận hành ô tô điện là rất nhỏ so với quá trình sản xuất xe và pin. Thêm nữa, phần lớn vật liệu trong mỗi chiếc xe đều có thể được tái chế.

Việc có thể tái chế sẽ bù đắp phần nào lượng khí thải trong suốt quá trình từ việc sản xuất đến khi đưa vào sử dụng thực tiễn.

Việc tái chế (phần màu tím) sẽ bù trừ lại một phần lượng khí xả thải trong quá trình sản xuất và vận hành.

Việc tái chế (phần màu tím) sẽ bù trừ lại một phần lượng khí xả thải trong quá trình sản xuất và vận hành.

Có thể thấy, về cơ bản, một chiếc xe điện sẽ thải ra lượng khí thải thấp hơn so với một chiếc xe xăng, ngay cả khi được sạc pin tại những trạm sạc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *