Bổ sung vitamin B12 tránh tổn thương thần kinh ở người bệnh đái tháo đường

Thăm khám cho bệnh nhân đái tháo đường gặp biến chứng – Ảnh: BVCC

Vitamin B12 được hấp thu từ nguồn gốc protein động vật là chính, gan là nơi dự trữ tới 90% tổng vitamin B12 của cơ thể.

Thiếu hụt vitamin B12 gây nên các bệnh lý huyết học và thần kinh, thiếu hụt vitamin B12 ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp1 có liên quan chủ yếu đến tình trạng tự miễn. Còn ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có liên quan chủ yếu đến sử dụng metformin – thuốc làm giảm đường huyết.

33-45% bệnh nhân đái tháo đường thiếu hụt B12

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồ Lan, Bệnh viện Nội tiết trung ương khuyến cáo về việc viêm đa dây thần kinh ở người bệnh đái tháo đường có thể do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do thiếu hụt vitamin B12.

Bác sĩ Lan phân tích, thiếu máu ác tính do viêm dạ dày tự miễn mãn tính thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1. Viêm dạ dày tự miễn mạn tính và thiếu máu ác tính xảy ra trong khoảng 1-2% dân số nói chung, ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 tỉ lệ này tăng từ 3-5 lần.

Một nghiên cứu ở nam Ấn Độ trên 90 bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 cho thấy, 45,5% đối tượng có nồng độ vitamin B12 thấp.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo bác sĩ Lan là do ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 thường có mặt kháng thể tự động với yếu tố nội tạng (AIF) và kháng thể tế bào đỉnh (PCA).

Sự ức chế PCA của yếu tố nội tại dẫn đến thiếu máu ác tính (ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 gấp 10 lần so với bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường). Sự có mặt của AIF ngăn chặn sự hấp thu vitamin B12 và cản trở sự vận chuyển vitamin B12 đến hồi tràng.

Ngoài ra, bệnh celiac là một rối loạn tự miễn áp tự miễn dịch lâu dài ảnh hưởng chủ yếu đến ruột non xảy ra khá phổ biến ở 1-16% bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, so với 0,3 -1% dân số.

Việc ăn phải gluten và các bộ protein khác được tìm thấy trong lúa mì và trong các loại ngũ cốc khác đã được ghi nhận là yếu tố kích hoạt tình trạng này ở những người có gene di truyền. 

Do bệnh lý liên quan, bệnh nhân thường chậm phát triển, tiêu chảy mãn tính và thiếu máu do vi chất dinh dưỡng (chủ yếu là folate, vitamin B12) kém hấp thu.

Ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, metformin là tác nhân gây ra thiếu vitamin B12. Một nghiên cứu ở Phần Lan trên 1.048 người già từ 65-100 tuổi cho thấy tổng tỉ lệ thiếu hụt vitamin B12 được xác định là 12,1%.

Thông thường giảm hấp thu vitamin B12 bắt đầu vào tháng thứ tư sau khi dùng thuốc và tình trạng thiếu hụt vitamin B12 ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 biểu hiện từ 5-15 do nơi dự trữ lớn ở gan nhanh chóng cạn kiệt. 

Các nghiên cứu đánh giá bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 dùng metformin đã báo cáo tỉ lệ thiếu hụt vitamin B12 dao động từ 5,8 – 33%.

Bổ sung vitamin B12 tránh tổn thương thần kinh ở người bệnh đái tháo đường - Ảnh 2.

Kiểm soát đường huyết rất quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường – Ảnh minh họa

Bổ sung đúng tránh tổn thương thần kinh

Theo bác sĩ Lan, thiếu hụt vitamin B12 kèm theo tăng homocystystein máu và nồng độ MMA cao (bệnh Methylmanonic Acidemia – MMA) là bệnh rối loạn chuyển hóa do di truyền, người bệnh bị khiếm khuyết chuyển hóa một số loại protein và chất béo (lipit) đã được ghi nhận là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa dây thần kinh cảm giác ở bệnh nhân đái tháo đường. 

Sự xấu đi của bệnh thần kinh đái tháo đường cũng được ghi nhận ở những bệnh nhân thiếu vitamin B12.

Thay thế vitamin B12 đã được chứng minh là có thể cải thiện triệu chứng ở những bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh nặng do đái tháo đường. Một phân tích dữ liệu cho thấy nếu sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với phức hợp vitamin B có một sự cải thiện đáng kể các triệu chứng như đau và dị cảm.

Ba nghiên cứu cũng ghi nhận một sự cải thiện trong các triệu chứng tự động với việc giảm sử dụng vitamin B12 đơn độc. Những phát hiện tích cực tương tự về giảm đau và dị cảm cũng được ghi nhận khi sử dụng vitamin B12 trong một thử nghiệm lâm sàng ở Iran trong số 100 bệnh nhân bị bệnh thần kinh đái tháo đường.

Điều trị thiếu hụt vitamin B12 không khác nhau bất kể nguyên nhân. Tất cả bệnh nhân thiếu vitamin B12 nên được tiểu điều trị thay thế bằng vitamin B12 đường uống hoặc đường tiêm. Cả hai con đường này đã được chứng minh cải thiện huyết học và thần kinh bất kể nguyên nhân của sự thiếu hụt.

Ở những bệnh nhân trưởng thành mắc đái tháo đường tuýp 2, tiêm bắp vitamin B12 hoặc uống với liều 1000µg mỗi ngày trong một tuần, sau đó mỗi tuần một lần trong 4 tuần là đủ để điều chỉnh sự thiếu hụt vitamin B12.

Với bệnh nhân trẻ bị đái tháo đường tuýp1 bị thiếu vitamin B12, nên tiêm bắp hoặc uống hằng ngày với liều 100µg trong 1 tuần và sau đó hằng tháng. Trong trường hợp nặng tiêm hoặc uống 1000µg/ngày trong một tuần, tiếp theo là liều tương tự cho mỗi tuần trong một tháng và sau đó hằng tháng.

Với bệnh nhân không bị đái tháo đường liều bổ sung tối ưu của vitamin B12 chưa được xác định. Tuy nhiên, bác sĩ Lan khuyên nên dùng các thực phẩm giàu vitamin B12 như gan, trứng, thịt, cá, ngũ cốc nguyên hạt…

Bổ sung vitamin B12 tránh tổn thương thần kinh ở người bệnh đái tháo đường - Ảnh 3.

Thực phẩm giàu vitamin B12 bệnh nhân đái tháo đường nên bổ sung – Ảnh minh họa

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 thường có nguy cơ thiếu hụt vitamin B12.

Do đó, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo rằng ở những bệnh nhân mắc bệnh thần kinh tiểu đường đang điều trị nên theo dõi thường xuyên nồng độ vitamin B12 hằng năm.

Việc bổ sung vitamin B12 thông qua chế độ ăn uống hoặc dùng thực phẩm bổ sung vitamin B12 như thịt, gan, sữa và trứng có thể giúp bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 duy trì chức năng thần kinh và hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

Tuy nhiên, cần lưu ý, bổ sung vitamin không phải là phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường. Do đó, khi muốn bổ sung bất kỳ loại vitamin nào người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ” – bác sĩ Hồ Lan nhấn mạnh.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *