Temu, Shein, Taobao ‘càn quét’ thị trường Việt Nam: Lợi thì có lợi nhưng…

Hàng hóa mua trên nền tảng Temu sẽ do Best – doanh nghiệp của Trung Quốc – giao đến tay khách hàng Việt – Ảnh: CÔNG TRUNG

Thế nhưng đến nay, Temu đã có mặt ở 78 quốc gia và vùng lãnh thổ, chưa tính VN.

Mô hình ký gửi hoàn toàn mà Temu tiên phong đang được các đối thủ bao gồm: AliExpress, Lazada, Shopee và bây giờ là Amazon sao chép.

Dù chưa công bố chính thức vào VN, nhưng người dùng VN có thể vào các cửa hàng ứng dụng trên điện thoại để tải app và mua hàng, thanh toán trên nền tảng Temu với phiên bản tiếng Việt. Chỉ phải chờ từ 4 – 7 ngày sẽ được giao hàng, miễn phí vận chuyển.

Temu, Taobao và 1688 đổ bộ thị trường Việt Nam, điều gì đang diễn ra?

Hơn một năm trước, nền tảng này đã bắt đầu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á, đầu tiên là Philippines và Malaysia.

Vào tháng 7-2024 vừa qua, Temu bắt đầu giao hàng tại Thái Lan. Chỉ sau hai năm, nền tảng này đã phát triển rộng khắp toàn cầu với mô hình ký gửi hoàn toàn.

Nghĩa là các nhà cung cấp sẽ thỏa thuận giá và gửi hàng đến kho của Temu và Temu xử lý mọi thứ khác, bao gồm: định giá, tiếp thị và dịch vụ hậu mãi.

Mô hình ký gửi hoàn toàn (đối với hàng không thương hiệu) giúp Temu kiểm soát tốt hơn các phần khác nhau trong chuỗi giá trị, như chất lượng sản phẩm và trải nghiệm người dùng.

Từ con số khởi điểm bằng 0 vào đầu tháng 9-2022, tổng giá trị hàng hóa (GMV) hằng tháng của Temu đã tăng lên khoảng 4 tỉ USD vào giữa năm 2024, theo dữ liệu tổng hợp.

Mặc dù PDD Holdings, công ty mẹ của Temu, không công bố chi tiết tài chính của các đơn vị kinh doanh, một số nhà đầu tư và nhà phân tích tin rằng Temu có thể đã đạt đến, hoặc rất gần với mức hòa vốn.

Là một người chơi mới, Temu có thể xây dựng nền tảng từ đầu với mô hình mới mà không bị ràng buộc bởi các cấu trúc và di sản hiện có mà các đối thủ lâu đời đang phải đối mặt.

Bằng cách phát triển chuỗi cung ứng và mô hình vận hành của mình dựa trên nhu cầu và điều kiện thị trường, nền tảng này có thể tối ưu hóa lợi nhuận trong khi vẫn phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Temu đang ở giai đoạn ký gửi toàn phần, nhưng có thể sẽ không ngần ngại chuyển đổi nếu cần thiết.

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang làm cho người tiêu dùng mua được nhiều món hàng hời hơn, dễ dàng hơn.

Sự nhanh, tiện và rẻ của hàng hóa Trung Quốc trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới của nước này đã đe dọa đến hàng hóa sản xuất trong nước.

Chị Phương, một hộ kinh doanh nhỏ lẻ, cho biết trước đây khi các sàn quốc tế chưa được phép bán lẻ cho người dùng VN, chị vẫn thường nhập hàng về bán. Từ khi Shein, Taobao và mới đây Temu hiện diện ở VN, việc buôn bán trở nên khó khăn hơn.

Lợi thì có lợi nhưng…

Theo chuyên gia thương mại điện tử Lê Tuấn, khi có thêm người chơi, thị trường sẽ sôi động hơn và người tiêu dùng cũng được hưởng lợi.

Tuy nhiên, việc các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc như Temu hay 1688.com có phiên bản tiếng Việt, cho phép thanh toán và được ship nội địa… chắc chắn sẽ làm đảo lộn thị trường VN, thách thức các nhà sản xuất trong nước và nhà kinh doanh nhỏ lẻ.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *