Đoàn tàu liên vận chở gần 70 tấn dừa tươi miền Tây đi Trung Quốc

Đoàn tàu liên vận chở dừa tươi đi Trung Quốc khởi hành tại ga Sóng Thần – Ảnh: ĐỨC PHÚ

Ông Lưu Văn Phi, giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, cho biết theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong số 63 tỉnh thành cả nước, có ba địa phương có diện tích trồng dừa lớn nhất là Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang.

Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang cũng đã xây dựng đề án phát triển cây dừa nhưng chưa được triển khai rộng khắp vì chưa tìm được đầu ra cho cây dừa. Khi Chính phủ ký kết với Trung Quốc nghị định thư về xuất khẩu trái dừa tươi đã mở ra một cơ hội cho việc thực hiện đề án. Đây cũng là cơ hội cho người nông dân trồng dừa tăng thu nhập, thay đổi cuộc sống.

“Vận chuyển dừa tươi bằng tàu liên vận sẽ tiết giảm chi phí và thủ tục hải quan thuận lợi hơn. Điều này giúp doanh nghiệp có thêm lợi nhuận để chia sẻ với nông dân.

Với những thuận lợi như trên, tôi cũng kỳ vọng trái dừa nước ta cũng sẽ trở thành một mặt hàng tỉ USD như trái sầu riêng”, ông Phi nói.

Tại buổi lễ, ông Phan Quốc Anh, phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết với 10 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực đã mở rộng cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu ra quốc tế. Hiện Trung Quốc đã cấp phép nhập khẩu cho nhiều loại trái cây của Việt Nam, trong đó có mặt hàng dừa tươi.

Chuyến tàu chở 67,5 tấn dừa tươi với hành trình 7 ngày là sản phẩm hợp tác giữa Công ty cổ phần Vận tải và thương mại đường sắt (đơn vị vận hành đoàn tàu) và Công ty cổ phần Fado iExport.

“Thời gian qua vận tải liên vận quốc tế đã được Nhà nước quan tâm, ưu tiên phát triển. Nước ta cũng đang nỗ lực để khẩn trương xây dựng các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào… Vận tải đường sắt đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn”, ông Anh nói.

Đoàn tàu liên vận chở 70 tấn dừa tươi miền Tây đi Trung Quốc - Ảnh 2.

Trái dừa tươi được đóng gói đưa đi xuất khẩu – Ảnh: ĐỨC PHÚ

Doanh nghiệp kiến nghị nâng cấp ga Sóng Thần

Ông Phạm Tấn Đạt, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Fado iExport, cho biết doanh nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu nông sản qua nhiều thị trường quốc tế. Dựa trên kinh nghiệm thực tế, doanh nghiệp đã phân tích và tìm hiểu các phương thức vận chuyển dừa tươi qua đường bộ, hàng không, đường thủy và đường sắt.

Qua đó doanh nghiệp nhận thấy phương thức vận chuyển bằng đường sắt có nhiều lợi thế, không chỉ có khả năng phân phối sâu vào nội địa Trung Quốc mà còn mở rộng sang các thị trường khác như Kazakhstan, Nga…

Theo ông Đạt, so với các phương thức khác, vận chuyển bằng đường sắt sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn, đảm bảo thời gian vận chuyển đúng giờ. Doanh nghiệp cũng kiến nghị các cơ quan chức năng có kế hoạch nâng cấp, mở rộng các ga liên vận như ga Sóng Thần để phát triển thành trung tâm logistics khu vực.

Đoàn tàu liên vận chở 70 tấn dừa tươi miền Tây đi Trung Quốc - Ảnh 2.Tàu liên vận đưa hàng Việt đi châu Á, châu Âu

Chuyến tàu liên vận đầu năm khởi hành từ ga Sóng Thần (Bình Dương) đi Trung Quốc chở đầy ắp hàng nông sản. Đi bằng đường sắt, các doanh nghiệp kỳ vọng mặt hàng này sẽ được đưa đi tiêu thụ nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và tiết kiệm chi phí.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *