Chạp dậy thơm ký ức

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Khiếp, những hạt lạc lúc còn nóng, hôi hổi, được chuyền từ tay nọ sang tay kia rồi nhanh nhảu bóc vỏ, đưa ngay lên miệng thổi phù phù mới thích chứ.

Bố bảo ở Bắc lạc cứ để nguyên từng bó nhỏ còn vỏ và dụi vào bếp khi lửa vừa tắt. Tro khi ấy hãy còn nóng trùm lấy lạc, ngún vào lạc nên mau chín. Nhắm rượu đến đâu thì tách lạc, xoa sạch vỏ đến đấy.

Lời của bố tôi vẫn chưa quên và còn nhớ cả câu ca cẩm của mẹ, là bố nhắm rượu với lạc rang quanh năm, Tết vẫn không chịu từ. Trong khi mâm cơm mấy ngày đầu năm toàn những thức ăn ngon, thế mà bố chỉ thiết tha với lạc.

Hình ảnh bố luôn đậm nét trong tôi từ chính khung cảnh ấy. Với cả nhà sum họp, bố có vẻ như xa vời một tí thanh cảnh một tị nhưng ánh nhìn bà nội, nhìn mẹ, nhìn khắp lượt các con mới gần gũi, thương yêu xiết bao. Bố thế và bà nội chẳng mấy khi bỏ sót câu này: “Ơ! hay nhẩy? Bố chúng nó. Nhìn mà no được chắc?”.

Là câu bà nói hàng bao lần cùng dáng người nghiêng hẳn một bên khi bước chệch cắp thúng dưa đi phơi.

Ra chiều nặng nhọc nhưng cười rất tươi cùng cái chép miệng: “Cỗ bàn thịt thà nhiều mà để thiếu dưa chua mới rõ là vụng nhá!”.

Lại nhớ thêm mẹ cùng món giò thủ và như ngửi được, tự nơi này, mùi mắm mặn mòi cùng hơi tiêu cay sè. Cứ như xộc ngay vào trí não mình vào từng vi mạch trái tim mình. Ngầy ngậy dậy thơm trong không gian chạp tiết trời chạp. Để nhớ quá những người thân, khi gia đình hãy còn đông đủ và đầm ấm bên nhau cùng tất bật lo Tết.

Hết thảy, rờ rỡ trở về khiến ký ức tôi chợt ấm nồng những thương yêu.

Dù vào trong này đã lâu nhưng nhà tôi vẫn giữ nguyên những tập tục ở ngoài quê. Và vẫn có được những cái Tết Bắc đúng nghĩa. Bố vẫn chẻ giang làm lạt. Các anh tôi khỏe người, chắc tay bó giò thủ là phải rồi. Chị em tôi thì cùng mẹ lo việc gói bánh chưng, làm các món mặn, ngọt…

Còn bà nội thì xoay xỏa với vại dưa. Bà tôi muối dưa rất khéo và cái món này ngày thường vốn đã rất đắt hàng. Về việc này, bố luôn gật gù: “Đúng là dân Bắc”. Và bà, nghiêng hẳn một bên người khi bước chệch cắp thúng dưa đi phơi. Ra chiều nặng nhọc nhưng cười rất tươi và vẫn câu này, nói hàng bao nhiêu cái Tết: “Cỗ bàn thịt thà nhiều nên tốn cái chị chàng này lắm đây. Để cho thiếu dưa mới rõ là vụng, nhá!”.

Suốt ba ngày đầu năm, đã thành lệ, mâm ăn ở nhà tôi chẳng hề thiếu bất cứ một ai trong gia đình. Chỉ thêm một vài người khách. Có thể là người làng có thể là bạn của anh chị hoặc người trong họ, đến chúc Tết gặp bữa và được mời cùng ăn. Hôm nào cũng thế và bữa nào cũng thế, mâm cơm chẳng khác gì mâm cỗ. Mà quả có vậy.

Là mâm cỗ ngày Tết với sự chuẩn bị rất chu đáo trong ắp đầy yêu thương của hết thảy mọi người trong gia đình. Bát măng hầm nước vàng sánh đặt cạnh đĩa giò thủ, chiếc bánh chưng vuông vức. Bát mọc thanh cảnh bên cạnh đĩa gà luộc loáng thoáng những sợi lá chanh thái chỉ… Thêm đĩa dưa vàng ruộm của bà như thêm cả sắc lẫn cả hương. Đã vậy tiếng nhai dưa rau ráu, rau ráu… hòa lẫn với tiếng khua chạm của bát đũa, cốc muỗng cộng với tiếng cười, tiếng nói, tiếng chúc tụng sao mà vui!

Chạp dậy thơm ký ức - Ảnh 2.Tới rằm tháng chạp nhớ về lặt lá mai

Ở quê tôi, cứ đến tháng chạp, cho dù có bận bịu cách mấy thì việc canh ngày để lặt lá mai luôn là chuyện phải ưu tiên hàng đầu. Bởi năm nào thiếu hoa mai thì coi như cái Tết đó khó mà trọn vẹn, đủ đầy.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *