Khoa học giải mã các hiện tượng dị thường – Kỳ 7: Tình báo Mỹ nghiên cứu giác quan thứ sáu

Trong lúc gọi điện thoại di động trò chuyện với vợ, anh chú ý thấy một người đàn ông cầm túi màu xanh vội vã bước đến quán với thái độ rất khả nghi.

Thượng sĩ Martin Richburg – Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ

Chương trình nghiên cứu “Nhận thức tâm thần bất thường”

Người đàn ông đặt cái túi trên máy điều hòa của quán cà phê rồi quay đầu bỏ chạy. Richburg nhảy ra khỏi xe đuổi theo rút súng ngắn khống chế. 

Tên nọ khai trong túi màu xanh có bom tự chế. Anh vội vã yêu cầu mọi người trong quán sơ tán. 15 phút sau, bom phát nổ. May mắn không ai bị thương.

Theo trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ, hành động của Richburg đã cứu sống 12 binh sĩ và 5 dân thường. Anh đã được tặng thưởng huân chương quân công với biểu tượng chữ V.

Các nhà nghiên cứu quân đội Mỹ rất muốn biết do bản năng hay khả năng dị thường nào khiến thượng sĩ Richburg lại cảnh giác như vậy.

Theo báo Time (Anh), vào năm 2014, Văn phòng Nghiên cứu hải quân (ONR) đã xây dựng một chương trình nghiên cứu mang tên “Nhận thức tâm thần bất thường”.

Chương trình có kinh phí 3,85 triệu USD kéo dài bốn năm nhằm điều tra các hiện tượng linh cảm và trực giác (được gọi là “giác quan nhạy bén”) dành cho thủy thủ và thủy quân lục chiến.

Nếu các nhà nghiên cứu hiểu được quy trình, có thể có nhiều cách để tăng tốc giác quan thứ sáu và có thể truyền bá sức mạnh của trực giác trong các đơn vị quân đội.

PETER SQUIRE

TS Peter Squire – người phụ trách chương trình thuộc Phòng tác chiến viễn chinh và chống khủng bố của ONR – nhận xét: “Chúng ta phải hiểu điều gì đã tạo ra cái gọi là giác quan thứ sáu này”.

Ông giải thích các nhà khoa học hải quân không chú trọng tìm hiểu lý thuyết về các hiện tượng dị thường mà chỉ tập trung sử dụng công nghệ để kiểm tra đồng thời bảo đảm nghiên cứu không dựa vào mê tín.

Theo Lầu Năm Góc, chương trình “Nhận thức tâm thần bất thường” ra đời từ các báo cáo chiến trường, trong đó có báo cáo ghi nhận trực giác của thượng sĩ Richburg.

Thiếu tá Joseph Cohn – người quản lý chương trình tại ONR – giải thích với báo The New York Times: “Các báo cáo chiến trường thường nêu chi tiết về những trường hợp giác quan thứ sáu hoặc giác quan nhạy bén đã cảnh báo nguy cơ tấn công sắp xảy ra hoặc mìn tự chế, giúp ứng phó với tình huống mới trong khi chưa phân tích đầy đủ tình huống đó”.

Do thái độ dè dặt với khái niệm nhận thức ngoại cảm (ESP) và bất cứ điều gì liên quan đến siêu nhiên nên Bộ Quốc phòng đã thay đổi tên gọi. Nhận thức ngoại cảm có tên gọi mới là khả năng nhận thức và được xếp vào nhóm “các công cụ và hệ thống huấn luyện giác quan”.

Theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, khả năng nhận thức là “nỗ lực liên tục có động cơ để thấu hiểu các mối liên hệ (có thể giữa con người, địa điểm và sự kiện) nhằm tiên đoán hậu quả sẽ xảy ra của chúng và có phản ứng hiệu quả”.

Thủy quân lục chiến Mỹ đã được huấn luyện trau dồi khả năng linh cảm nhằm cảnh báo về các tay súng bắn tỉa, bọn gài mìn tự chế và các vụ tấn công bất thường khác.

Khoa học giải mã các hiện tượng dị thường - Kỳ 7: Tình báo Mỹ nghiên cứu giác quan thứ sáu- Ảnh 2.

Dự án bí mật Stargate của CIA – Ảnh: CIA

CIA nghiên cứu khả năng thấu thị từ năm 1972

Trong cuốn sách Hiện tượng: Lịch sử bí mật các cuộc điều tra của Chính phủ Mỹ về nhận thức ngoại cảm và khả năng viễn di sinh học xuất bản vào tháng 3-2017, nữ nhà báo điều tra Annie Jacobsen (Mỹ) cho biết từ năm 1972, CIA đã thực hiện chương trình nghiên cứu thấu thị phục vụ cho công tác tình báo.

Chương trình được Quốc hội Mỹ xếp hạng tuyệt mật vì lợi ích an ninh quốc gia và hoạt động hơn 20 năm với kinh phí 20 triệu USD.

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định liệu một số cá nhân có thể sử dụng khả năng tâm linh thay vì các giác quan thông thường để thu thập từ xa thông tin về địa điểm, nhà cửa, hình ảnh… hay không.

Nghiên cứu với tựa đề “Tiếp theo các thí nghiệm thấu thị của CIA” đăng trên trang Thư viện Y học quốc gia Mỹ (NLM) của các nhà nghiên cứu Álex Escolà-Gascón (Tây Ban Nha), James Houran (Bồ Đào Nha), Neil Dagnall (Mỹ), Kenneth Drinkwater (Anh) và Andrew Denovan (Anh) định nghĩa thấu thị là khả năng nhận biết thông tin và hình ảnh về các mục tiêu địa lý ở xa.

Chương trình nghiên cứu thấu thị của CIA gồm hai thành phần: Một là chương trình nghiên cứu về nhận thức dị thường ban đầu do Viện Nghiên cứu Stanford (SRI, nay là SRI International) phụ trách, sau đó chuyển giao cho Tập đoàn Ứng dụng khoa học quốc tế (SAIC). Hai là chương trình nghiên cứu thần giao cách cảm và viễn di sinh học do nhiều cơ quan tình báo khác nhau giám sát.

Giữa những năm 1980, Cơ quan Tình báo quốc phòng (DIA) tiếp quản chương trình nghiên cứu thấu thị của CIA và đặt tên là dự án Stargate.

DIA chú trọng ba mục tiêu chính: (1) Xác định cách ứng dụng thấu thị trong thu thập thông tin tình báo chống lại các mục tiêu nước ngoài; (2) Xác định xem các quốc gia khác có thể làm tương tự như thế nào và có sử dụng thấu thị để chống lại Mỹ không; (3) Thí nghiệm trong phòng thí nghiệm để tìm cách cải tiến khả năng thấu thị phục vụ tình báo.

Do các thí nghiệm về khả năng thấu thị được xem là tuyệt mật nên không bảo đảm tính minh bạch trong nghiên cứu khoa học. Năm 1995, hai tiến sĩ thống kê Jessica Utts và Ray Hyman ở Viện Nghiên cứu Mỹ đã thẩm định kết quả các chương trình nêu trên.

Họ đồng ý một số điểm nhưng lại mâu thuẫn một số điểm khác, trong đó bất đồng đáng kể nhất là kết luận cuối cùng. Utts xác định từ kết quả các thí nghiệm đã đủ để chấp nhận hiện tượng thấu thị. Ngược lại, Hyman khẳng định chưa thể công nhận hiện tượng thấu thị về mặt khoa học.

Ba tiến sĩ Michael Mumford, Andrew Rose và David Goslin cũng đã được CIA mời đánh giá dự án Stargate.

Họ kết luận: “Thấu thị chưa bao giờ cung cấp cơ sở thích đáng cho các hoạt động tình báo có ích – nghĩa là các thông tin có giá trị hoặc rất thuyết phục để triển khai hành động”. Họ chỉ trích phương pháp luận và tính chính xác từ kết quả dự án Stargate. Dự án đã dừng hoạt động vào năm 1995.

Một đội ngoại cảm tập trung trong căn phòng tối tại căn cứ Fort Meade để dùng khả năng thấu thị quan sát các con tin trong vụ đại sứ quán Mỹ ở Iran bị chiếm năm 1979. Trong ảnh: bức vẽ của một nhà ngoại cảm phác thảo lò sưởi trong đại sứ quán - Ảnh: CIA/CREST

Một đội ngoại cảm tập trung trong căn phòng tối tại căn cứ Fort Meade để dùng khả năng thấu thị quan sát các con tin trong vụ đại sứ quán Mỹ ở Iran bị chiếm năm 1979. Trong ảnh: bức vẽ của một nhà ngoại cảm phác thảo lò sưởi trong đại sứ quán – Ảnh: CIA/CREST

Năm 1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ký sắc lệnh số 1995-4-17 với nội dung giải mật các chương trình nghiên cứu được CIA và DIA tài trợ từ năm 1972, trong đó có các chương trình nghiên cứu thấu thị. Gần đây nhất vào tháng 1-2017, 12 triệu tài liệu giải mật của CIA về các nghiên cứu sử dụng thần giao cách cảm và viễn di sinh học đã được công bố.

Tài liệu giải mật cho thấy CIA đã kiểm tra khả năng nhà ngoại cảm Uri Geller trong tám ngày. Geller bị cô lập trong phòng và được yêu cầu sao chép một bản vẽ mà anh ta không nhìn thấy. Geller thất bại trong hầu hết thử nghiệm và chỉ vẽ gần giống trong số ít trường hợp còn lại.

**************

Những lời tiên tri thường rất đáng sợ, nếu không dịch bệnh, chiến tranh thì cũng thiên tai, đói kém. Tại sao nhà tiên tri luôn hiếm lời vui và sự thật chính xác không?

>> Kỳ tới: Tiên tri, sự thật những cảnh báo

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *