Nắn thêm vành đai 4 TP.HCM, phần nào ở Long An được điều chỉnh

Vành đai 4 TP.HCM qua Long An có hướng tuyến mới (màu đỏ) so với hướng tuyến cũ (màu xanh) ở khu vực từ huyện Củ Chi sang huyện Đức Hòa đã được cập nhật – Ảnh: H.T.

Ngày 16-9, thông tin từ Sở Giao thông vận tải Long An cho biết đã tham mưu UBND tỉnh Long An gửi văn bản đến UBND TP.HCM về việc hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường vành đai 4 TP.HCM đoạn qua tỉnh Long An.

Báo cáo hoàn thiện này đã được cập nhật thêm nhiều điều chỉnh hướng tuyến theo thống nhất giữa Long An và TP.HCM.

Nắn thêm vành đai 4 TP.HCM, đoạn kết nối huyện Củ Chi và Đức Hòa

Trước đó, Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An cũng đã có báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc điều chỉnh lại hướng tuyến ở đoạn từ nút giao thị trấn Hậu Nghĩa, Đức Hòa xuống gần nút giao cao tốc TP.HCM – Trung Lương.

Hướng tuyến cũ được thiết kế nằm phía đông sông Vàm Cỏ Đông theo đường tỉnh 830 hiện hữu (dài khoảng 26km), nay được thay đổi bằng cách mở đường mới, thêm 2 cầu, chạy dọc phía tây sông Vàm Cỏ Đông.

Cuối tháng 7 vừa qua, trong buổi làm việc giữa hai địa phương, UBND TP.HCM đã thống nhất với phương án điều chỉnh này của Long An.

Trong buổi làm việc tiếp đó giữa hai Sở Giao thông vận tải Long An và TP.HCM, Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam đã tiếp tục trình bày thêm điều chỉnh hướng tuyến vành đai 4 TP.HCM đoạn kết nối huyện Đức Hòa (Long An) và huyện Củ Chi (TP.HCM).

Việc điều chỉnh mở thêm một đoạn mới ở khu vực giáp ranh, thuộc phía tây nam hướng tuyến cũ, sẽ giúp tránh đường cũ vốn đông đúc, giúp chi phí giải phóng mặt bằng toàn tuyến thấp hơn. Thuận lợi hơn trong giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư.

Ngoài ra, tuyến mới này cũng sẽ không ảnh hưởng việc khai thác tuyến tỉnh lộ 8 (địa phận TP.HCM) và đường tỉnh ĐT.832 (Long An).

Việc điều chỉnh này cũng sẽ giúp đoạn tuyến điều chỉnh trên địa phận TP.HCM có chiều dài tuyến ngắn hơn khoảng 500m.

Sau khi hai sở thống nhất, điều chỉnh cập nhật lại hướng tuyến theo điều chỉnh này, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng đã gửi Sở Quy hoạch kiến trúc hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM, đoạn qua tỉnh Long An, để sở này phối hợp cùng UBND huyện Củ Chi và các đơn vị liên quan rà soát, cập nhật vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Đầu tư giai đoạn 1 vành đai 4 TP.HCM qua Long An khoảng 69.323 tỉ đồng

Hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng vành đai 4 TP.HCM qua địa bàn tỉnh Long An đã hoàn thiện có một số nội dung chính như sau:

Điểm đầu tuyến tại kênh Thầy Cai (ranh giới huyện Củ Chi, TP.HCM và huyện Đức Hòa, Long An). Điểm cuối tuyến nối với trục Bắc – Nam tại khu vực cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Nắn thêm vành đai 4 TP.HCM, lộ diện toàn bộ hướng tuyến mới qua Long An - Ảnh 2.

Toàn bộ hướng tuyến mới (màu đỏ) của vành đai 4 TP.HCM qua Long An so với thiết kế cũ (màu xanh) – Ảnh: AN LONG

Tổng chiều dài khoảng 78,3km. Trong đó đoạn qua tỉnh Long An dài 74,5km và đoạn qua TP.HCM dài 3,8km.

Giai đoạn hoàn thiện, phần đường cao tốc sẽ có quy mô 8 làn hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Đối với phần đường song hành hai bên sẽ bố trí tối thiểu 2 làn xe, vận tốc thiết kế 60km/h theo tiêu chuẩn đường đô thị.

Ở giai đoạn 1, sẽ đầu tư phần tuyến chính có đường cao tốc, tốc độ 100km/h 4 làn hoàn chỉnh. Nền đường 25,5m, cầu bố trí 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên 12,25m.

Đối với phần đường song hành hai bên, đường mỗi bên bố trí tối thiểu 2 làn xe, chỉ bố trí cho đoạn tuyến đi trùng đường cũ để hoàn trả. Đối với đoạn có nhu cầu giao thông dân sinh bố trí đường gom hai bên sẽ đầu tư đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn cấp B.

Trên toàn tuyến bố trí 27 nút giao. Trong đó 10 nút giao liên thông, 16 nút giao trực thông và 1 chỗ ra vào.

Giai đoạn 1 sẽ đầu tư 7 nút giao liên thông (TP.HCM – Chơn Thành – Đức Hòa, Quốc lộ N2, Cao tốc TPHCM – Trung Lương, Quốc lộ 1, ĐT.827E, ĐT.826D, cuối tuyến) và 14 nút giao trực thông, 1 chỗ ra vào.

Dự án có 26 cầu với tổng chiều dài 14.521,61m (Long An 13.966,31m và TP.HCM 555,30m). Trong đó có 9 cầu lớn và 9 cầu nhỏ vượt sông, 6 cầu vượt nút giao, 2 cầu cạn.

Việc giải phóng mặt bằng sẽ theo mô hình hoàn chỉnh và bao gồm cả các công trình phục vụ khai thác như trạm dịch vụ, trạm thu phí, các nút giao, đường ngang trên tuyến…

Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 69.323 tỉ đồng. Trong đó, tỉnh Long An là 63.967 tỉ đồng, TP.HCM là 5.356 tỉ đồng.

Nguồn vốn sẽ từ vốn nhà đầu tư, ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Với thời gian hoàn vốn của dự án là 20 năm.

Báo cáo hoàn thiện nghiên cứu tiền khả thi dự án cũng chia dự án gồm 3 thành phần.

Dự án thành phần 1 là giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh quy hoạch và xây dựng đường song hành, đường gom đoạn qua tỉnh Long An. Nguồn ngân sách nhà nước, Trung ương 75%, ngân sách địa phương 25%.

Dự án thành phần 2 là xây dựng tuyến đường cao tốc theo quy mô giai đoạn 1 toàn tuyến. Nguồn ngân sách nhà nước (Trung ương 75%, địa phương 25%) và vốn từ nhà đầu tư.

Dự án thành phần 3 sẽ giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh quy hoạch và xây dựng đường song hành, đường gom đoạn qua TP.HCM. Nguồn vốn từ ngân sách TP.HCM 100%.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *