VCCI: Hơn 72% doanh nghiệp khu vực ĐBSCL chịu tác động của thiên tai

Toàn cảnh hội thảo sáng 31-7 tại Đồng Tháp – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ông Hoàng Quang Phòng – phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – cho biết năm 2023 hơn 72% doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu. 

Đây là con số cao nhất trong các khu vực trên cả nước.

“Đồng bằng Sông Cửu Long đứng trước những cơ hội phát triển mới, trong đó quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 – tích hợp đa ngành với quan điểm phát triển thuận thiên, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu”, ông Phòng nói.

Ông Phạm Thiện Nghĩa - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho rằng hội thảo có ý nghĩa đặc biệt khi các tỉnh thành đang triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ông Phạm Thiện Nghĩa – chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp – cho rằng hội thảo có ý nghĩa đặc biệt khi các tỉnh thành đang triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ông Phạm Thiện Nghĩa – chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp – cho rằng hội thảo có ý nghĩa đặc biệt khi các tỉnh, thành phố đang triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp; thúc đẩy các mục tiêu “nông nghiệp hiện đại – tuần hoàn – phát thải thấp” cam kết trong Diễn đàn Mekong Startup lần I – năm 2022 tại tỉnh Đồng Tháp.

“Xây dựng nền kinh tế bền vững có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương trong vùng. 

Riêng Đồng Tháp đang thực hiện kinh tế tuần hoàn để thúc đẩy tăng trưởng xanh, tập trung chuyển đổi sản xuất đối với ngành hàng chủ lực như lúa gạo, cá tra, sen, xoài và hoa kiểng nhằm kéo dài chuỗi sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao chất lượng quản trị môi trường”, ông Nghĩa nói.

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có gần 190.000 doanh phản hồi trong 19 năm qua. Năm 2023, khu vực ĐBSCL có chỉ số PCI cao thứ 3 cả nước.

Kết quả khảo sát cho thấy việc tiếp cận đất đai thuận lợi so với nhiều khu vực khác nhưng lợi thế này có dấu hiệu giảm dần, đất đai đang là lĩnh vực còn gặp phiền hà nhất. Cần đẩy mạnh các chương trình, dịch vụ hỗ trợ và giải pháp nâng cao chất lượng lao động trong khu vực.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đã có 418 khu công nghiệp, xu hướng chuyển đổi, phát triển các khu công nghiệp theo theo mô hình khu công nghiệp sinh thái.

Tiến sĩ Phan Hữu Thắng – nguyên cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài – nhận định nếu Việt Nam không có đủ số lượng khu công nghiệp sinh thái sẽ mất đi cơ hội thu hút dự án qui mô lớn, công nghệ cao.

“Dự kiến đến năm 2030 sẽ có từ 40% – 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8% – 10% địa phương có định hướng xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái”, ông Thắng nói.

Chủ tịch VCCI: Cả nước có khoảng 3 triệu doanh nhânChủ tịch VCCI: Cả nước có khoảng 3 triệu doanh nhân

Với số lượng doanh nghiệp hiện nay, đội ngũ doanh nhân là lãnh đạo doanh nghiệp đạt con số 2-3 triệu người. Nếu tính cả những người làm kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể thì đội ngũ doanh nhân có thể đạt tới 10 triệu người.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *